• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KHÓI THUỐC LÁ GÂY HẠI SỨC KHỎE TRẺ EM

 

Khói thuốc lá là sự kết hợp của khói từ đầu điếu thuốc đang cháy và khói thuốc do người hút thuốc lá thở ra. Khói thuốc chứa hơn 7.000 chất hóa học. Hàng trăm chất độc và khoảng 70 chất có thể gây ung thư. Một số bệnh lý do khói thuốc gây ra ở người lớn bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và ung thư phổi,... Mặt khác, hút thuốc trong thời kỳ mang thai dẫn đến hơn 1.000 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm.

Khói thuốc lá không những ảnh hưởng sức khỏe người lớn mà còn ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em bao gồm các cơn hen suyễn thường xuyên và nghiêm trong hơn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Khói thuốc gây ra SIDS

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là cái chết đột ngột, không rõ nguyên nhân, bất ngờ của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. SIDS là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh.  Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc SIDS.

- Phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ mắc SIDS.

- Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc SIDS cao hơn.

- Các hóa chất trong khói thuốc có thể ảnh hưởng đến não bằng cách cản trở sự điều hòa hô hấp của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh chết vì SIDS có nồng độ nicotine trong phổi và mức cotine cao hơn so với trẻ tử vong do các nguyên nhân khác.

Cha mẹ có thể giúp bảo vệ con mình khỏi SIDS bằng những cách sau:

- Không hút thuốc trong suốt thời gian mang thai.

- Không hút thuốc hoặc cho phép hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh em bé.

Khói thuốc lá gây hại cho trẻ em

- Những trẻ lớn có cha mẹ hút thuốc bị bệnh thường xuyên hơn, phổi phát triển kém hơn những trẻ bình thường nên dễ bị viêm phế quản và viêm phổi hơn.

- Trẻ em hít phải khói thuốc dễ bị ho và khò khè.

- Khói thuốc có thể gây ra cơn hen suyễn ở trẻ em. Trẻ em bị hen suyễn khi tiếp xúc với khói thuốc sẽ lên cơn hen suyễn nặng hơn và thường xuyên hơn. Một cơn hen suyễn nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

- Trẻ em có cha mẹ hút thuốc dễ bị nhiễm trùng tai hơn. Đồng thời, cũng chảy dịch trong tai thường xuyên hơn và phải thực hiện nhiều thao tác đưa vào ống tai để thoát dịch hơn.

Hãy bảo vệ bạn và gia đình bạn khỏi khói thuốc thụ động bằng các cách sau:

- Không hút thuốc hoặc cho phép hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh em bé.

- Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong xe của bạn, ngay cả khi cửa sổ hạ xuống.

- Đảm bảo rằng các cơ sở giữ trẻ, trường mẫu giáo và trường học của con bạn không có thuốc lá.


Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 04 : 26