• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cấp Cứu bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm phân NPK

Ăn nhầm phân bón NPK bệnh nhân có nguy cơ ngưng tim do kali máu tăng quá cao

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho cụ ông (76 tuổi, ngụ tại Tam Mỹ Tây, Núi Thành, Quảng Nam) bị ngộ độc Kali nặng do ăn nhầm phân NPK

Bệnh nhân T.M.T 76 tuổi, được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, khó thở. Thông tin từ gia đình, bệnh nhân có ăn nhầm phân NPK, liều lượng không xác định.

Qua thăm khám lâm sàng, hình ảnh điện tim (ECG) nhịp tim rất chậm khoảng 30 lần/phút, QRS giãn rộng , xét nghiệm Kali máu 9,78 mmol/l. Bác sỹ phiên trực nhận định bệnh nhân có thể rung thất và ngừng tim đột ngột do tăng Kali máu quá cao.

(Hình điện tim 1,2)

Xác định tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, bên cạnh sử dụng các biện pháp nội khoa để điều trị tăng kali máu nặng, chuyền đường và insulin tĩnh mạch, tiêm canxi tĩnh mạch, Bác sỹ trực Cấp cứu đã khởi động quy trình báo động đỏ mời trực lãnh đạo và các khoa CC-CTTM, Thận nhân tạo, Hồi sức tích cực chống độc hội chẩn khẩn và thống nhất đặt máy tạo nhịp tạm thời trước khi chạy thân nhân tạo cấp cứu để tránh nguy cơ ngừng tim đột ngột cho bệnh nhân.

Ê kíp khoa CC-CTTM ngay sau đó đã đặt 1 máy tạo nhịp tạm thời, giữ nhịp tim ổn định cho bệnh nhân, thời gian thủ thuật được thực hiện nhanh chóng trong vòng 15 phút. Trong quá trình bệnh nhân đặt máy tạo nhịp thì ê kíp trực tại khoa Thận nhân tạo cũng đồng thời chuẩn bị sẵn sàng máy móc, dụng cụ để đón bệnh và chạy thận cấp cứu ngay khi bệnh nhân được chuyển lên.

Sau 2h lọc máu bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch, kali máu sau đó giảm từ 9.78 mmol/l xuống còn 5.0 mmol/l, nhịp tim ổn định. Bằng sự khẩn trương, nhịp nhàng, sự nhạy bén cùng tinh thần trách nhiệm của cả phiên trực các khoa Cấp cứu, CC-CTTM, Thận nhân tạo, Hồi sức tích cực chống độc và trực lãnh đạo Bệnh viện đã giúp bệnh nhân vượt qua cửa tử trong gang tấc. Bệnh nhân sau đó được chuyển khoa Hồi sức để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Hình ảnh BN

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tự ăn uống được, các chỉ số về kali máu và nhịp tim trở về chỉ số bình thường. Các bác sĩ điều trị dự kiến cụ ông sẽ được xuất viện trong vài ngày tới

ThS.BS.Nguyễn Đình Hùng-Phụ trách quản lý điều hành BV cho biết: Trong nhiều năm qua, rất nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch đã được đội ngũ các y, bác sĩ Bệnh viện ĐKTW Quảng Nam cứu sống. Đối với cấp cứu bệnh nhân thì sự phối kết hợp ăn ý và đồng bộ giữa các khoa là vô cùng quan trọng. Việc phát huy hiệu quả quy trình báo động đỏ nội viện cùng với trình độ chuyên môn vững, chẩn đoán chính xác kết hợp với ứng dụng kỹ thuật điều trị chuyên sâu đã cứu sống nhiều trường hợp bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, giành lấy sự sống của người bệnh trong gang tấc.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 04 : 27