• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh dại: Cần làm gì để tránh xa chúng

(BVTWQN) - Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương con người, chúng gây ra do virus dại. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật như: chó, mèo… bị dại lên trên da bị tổn thương.

  • Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
  • Biểu hiện của người bị dại: sợ nước, sợ gió, co giật, liệt.
  • Người, động vật khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100%

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh và huyết thanh kháng bệnh dại trên người.

 

Biện pháp phòng dại:

  • Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho chó mèo;
  • Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như: cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, mèo;
  • Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo;
  • Xích, nhốt chó nuôi, mang rọ mõm cho chó khi ra đường;
  • Cách ly theo dõi chó mèo, thông báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện chó, mèo nghi nhiễm bệnh dại;
  • Diệt chó, mèo lên cơn dại hoặc nghi ngờ mắc bệnh dại trong khu vực có dịch
  • Đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm lên trên da bị tổn thương.

​​​​​​​Xử trí khi bị vết cắn từ động vật:

Ngay sau khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm trên da bị tổn thương cần thực hiện

- Xử lý vết thương:

Rửa kỹ ít nhất 15 phút tất cả vết cắn, trầy xước với nước sạch và xà phòng, dầu gội, dầu tắm… (nếu không có xà phòng);

Sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i-ốt, hoặc rượu;

Hạn chế làm dập vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn;

Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

 

- Điều trị dự phòng:

Đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.

Hãy cùng Bệnh viện chúng tôi mang đến thông điệp cho từng người dân: “Hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị dự phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm lên trên da bị tổn thương”.

Phòng Điều dưỡng - Phòng QLCL-CTXH

—------------------------------------

Mọi thông tin quý khách hàng cầu được giải đáp về các chính sách, đăng ký khám, chữa bệnh tại bệnh viện xin vui lòng liên hệ:

Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977132208

Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

Hotline: 1900561511

Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

Website: http://www.bvtwqn.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người

2.

Bệnh dại những điều cần biết [Internet]. Org.vn. [cited 2024 Apr 5]. Available from: http://t5g.org.vn/benh-dai-nhung-dieu-can-biet

3.

Ngô QL, Nguyễn XK, Cao BL. HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI Ở HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI. Tạp chí Y học Việt Nam [Internet]. 2023 [cited 2024 Apr 5];524(1B). Available from: https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/4772

4.

Acharya KP, Acharya N, Phuyal S, Upadhyaya M, Lasee S. One-health approach: A best possible way to control rabies. One Health [Internet]. 2020;10(100161):100161. Available from: http://dx.doi.org/10.1016/j.onehlt.2020.100161

5.

Liu C, Cahill JD. Epidemiology of rabies and current US vaccine guidelines. R I Med J (2013) [Internet]. 2020 [cited 2024 Apr 7];103(6). Available from: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32752569/

6.

Crowcroft NS, Thampi N. The prevention and management of rabies. BMJ [Internet]. 2015 [cited 2024 Apr 7];350(jan14 26):g7827–g7827. Available from: https://www.bmj.com/content/350/bmj.g7827.long

7.

Ngô QL, Nguyễn XK, Cao BL. HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI Ở HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI. Tạp chí Y học Việt Nam [Internet]. 2023 [cited 2024 Apr 7];524(1B). Available from: https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/4772

8.

Kinh TMD, Diệp THH, Phạm TTL, Trượng TÁL, Ngô MK, Phan TTN, et al. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH DẠI CỦA NGƯỜI DÂN CÓ NUÔI CHÓ MÈO TẠI QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023. ctump [Internet]. 2024 [cited 2024 Apr 7];(70):105–13. Available from: https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/2203

9.

Nguyễn TTU, Nguyễn TH. THỰC TRẠNG TIÊM PHÒNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020. Tạp chí Y học Việt Nam [Internet]. 2023 [cited 2024 Apr 7];524(1A). Available from: https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/4673

    

 


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 05 : 2