A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăm sóc sức khỏe trẻ em dịp Tết đến

(TWQN) - Để các phụ huynh nắm được những kiến thức về ăn uống, nhóm bệnh thường gặp của trẻ em mùa dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần. BSCKII. Lý Vũ Thị Bảo Thanh – Trưởng Khoa Nhi – BV đa khoa Trung ương Quảng Nam đã thực hiện chương trình tư vấn cho phụ huynh của các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe trẻ em Tết Nguyên đán”.

Lại một mùa tết nữa lại về, với thời tiết mát mẻ của trời chuyển xuân. Nhà nhà sẽ đưa những cô cậu nhỏ của gia đình đi chơi, thăm gia đình, ăn uống của một kỳ nghỉ Tết vui vẻ, khỏe mạnh.

Chính vì vậy, dịp Tết là dịp các bạn nhỏ trông chờ nhất trong năm vì các bạn tha hồ ăn vô số loại bánh mứt và nhiều món ăn khoái khẩu.

Tuy nhiên, thực phẩm ngày Tết có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nếu không đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho các bé.

Để phụ huynh chăm sóc bé yêu của mình một cách an toàn và chu toàn nhất, tránh những bệnh lý mắc phải không mong muốn mùa Tết về. BSCKII. Lý Vũ Thị Bảo Thanh – Trưởng Khoa Nhi – BV đa khoa Trung ương Quảng Nam có những nội dung chia sẻ đầy bổ ích như sau:

1.    Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Để chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong những ngày Tết, phụ huynh nên lưu ý cân bằng 4 nhóm chất:

  • Nhóm bột đường (gluxit): có trong gạo, bột mì, ngũ cốc,… có chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Nhóm chất béo (lipit): Nhóm chất này có trong dầu, mỡ, bơ…
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: có trong rau, củ, quả, thực phẩm từ động vật.
  • Nhóm chất đạm (protein): có trong các loại đậu, thịt, cá, sữa, trứng, hải sản…

2.    Hạn chế cho trẻ ăn vặt:

  • Bánh kẹo, nước ngọt, các loại mứt ngọt truyền thống, thức ăn nhanh…
  • Trẻ thỏa thích ăn vặt vô tình khiến trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu, nặng bụng… dễ bỏ bữa khi dung nạp quá nhiều đường từ đồ ngọt.

3.    Lựa chọn trang phục phù hợp:

- Thời tiết trong giai đoạn mùa đông xuân thường nóng, lạnh, nắng, mưa thất thường. Đây là cơ hội để nhiều vi khuẩn, mầm bệnh phát triển.

- Đặc biệt là các bệnh lý viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ.

- Nên cho trẻ mặc quần áo dài tay để ngủ vào buổi tối và vào sáng sớm khi thời tiết có nhiều sương mù và không khí ẩm lạnh.

- Khi ra ngoài cần cho trẻ đội mũ, đeo khẩu trang, mặc khoác và đeo bao tay cho trẻ để tránh nắng và chống bụi.

- Nên cho trẻ mặc quần áo dài tay để ngủ vào buổi tối và vào sáng sớm khi thời tiết có nhiều sương mù và không khí ẩm lạnh.

- Cũng như cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi vào ban ngày khi thời tiết trở nên nắng nóng hơn. Khi ra ngoài cần cho trẻ đội mũ, đeo khẩu trang, mặc khoác và đeo bao tay cho trẻ để tránh nắng và chống bụi.

- Ngày Tết, trẻ thường vận động, vui chơi nhiều nên đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi thấy trẻ nhỏ toát mồ hôi cần thường xuyên lau ráo và thay quần áo phù hợp. Tránh trường hợp trẻ bị thấm ngược mồ hôi dễ bị nhiễm bệnh.

4.       Không cho trẻ dùng chung đồ cá nhân:

- Trẻ em với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt, nhất là hệ tiêu hóa và đường hô hấp. Vì thế, phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

- Khi đưa trẻ đi chúc Tết và có dùng bữa ở nhà họ hàng. Phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ đồ dùng ăn uống riêng như tô, đũa, muỗng, ống hút, bình nước, khăn mặt… để tránh các bệnh lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

5.       Duy trì giờ giấc sinh hoạt

- Duy trì giờ giấc sinh hoạt cho trẻ là một trong những cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong ngày Tết đơn giản mà hiệu quả, phụ huynh cần lưu tâm. Bởi giấc ngủ là yếu tố giúp cơ thể phục hồi và chữa lành, cũng như góp phần xây dựng sức đề kháng cho cơ thể.

- Hãy nhắc nhở trẻ lên giường ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya để xem tivi, vui chơi; và cũng không nên để cho trẻ ngủ li bì cả ngày. Hãy khuyến khích trẻ dậy sớm đúng giờ và ăn sáng đúng bữa.

6.       Các bệnh lý thường gặp trong dịp Tết

Tết là thời điểm của nhiều dịch bệnh thường gặp ở trẻ em do đặc tính hoạt động mạnh của các loại vi rút gây bệnh vào thời điểm này và cũng do đặc tính của mùa xuân như có nhiều phấn hoa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao…

  • Cúm mùa:

- Khi thời tiết trở lạnh vào xuân là thời điểm của dịch cúm xảy ra, bệnh gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ ở trẻ. Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt và uống đủ nước.

- Trong một số trường hợp, cúm sẽ làm cơ thể trẻ yếu đi và bị bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như viêm thanh khí phế quản (biểu hiện là khàn tiếng, thở mệt,…), viêm phế quản (khò khè, bứt rứt, ho đờm…) hay nặng hơn là viêm phổi (suy hô hấp, sốt cao,…).

  • Viêm mũi dị ứng, hen phế quản: 

Vào mùa xuân phấn hoa rất nhiều, đây là tác nhân quan trọng gây ra các triệu chứng dị ứng của đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.          

- Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện bằng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi;

- Hen phế quản thường biểu hiện bằng khò khè, thở rít, khó thở.

- Đây thực sự là thời điểm vô cùng khó chịu cho những bé không may mắc những bệnh lý dị ứng này và cũng khiến cho các bậc phụ huynh rất mệt mỏi trong việc chăm sóc bé

  • Viêm mũi dị ứng, hen phế quản: 

- Vào mùa xuân phấn hoa rất nhiều, đây là tác nhân quan trọng gây ra các triệu chứng dị ứng của đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

- Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện bằng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi;

- Hen phế quản thường biểu hiện bằng khò khè, thở rít, khó thở.

  • Sốt phát ban: 

Thời điểm này bé thường nhiễm các loại siêu vi gây sốt như rubella, parvovirus,… bệnh thường biểu hiện sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó sốt sẽ giảm đi và hết hẳn vào ngày thứ 5,6 của bệnh. Lúc này trên người trẻ sẽ xuất hiện hồng ban, ban lan từ mặt đến chân rồi lặn dần đi. Bệnh này thường khiến trẻ rất mệt mỏi, li bì và mất nước do sốt.

  • Tiêu chảy cấp: 

Tiêu chảy cấp rất dễ lây lan,  chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ virus cũng có thể gây bệnh cho trẻ. Bệnh thường biểu hiện đầu tiên bằng biểu hiện nôn ói nhiều lần trong 1-2 ngày đầu tiên, sau đó ói sẽ bớt đi và trẻ bắt đầu tiêu chảy. Trẻ thường tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến cho trẻ nhanh chóng bị mất nước.

Bệnh thường tự khỏi sau 5-6 ngày bệnh nếu trẻ được bồi hoàn nước đầy đủ. Có thể cho trẻ dùng men tiêu hoá và kẽm.

  • Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn

Ngày Tết thường trẻ sẽ dễ ăn phải các loại thức ăn được chế biến hoặc bảo quản không đúng cách dẫn đến ngộ độc.

Sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm từ 30 phút đến vài ngày. Trẻ có các biểu hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt...

  • Xử trí:

- Nếu biểu hiện sớm (trong vòng 4 giờ sau ăn): gây nôn bổ sung nước điện giải;

- Nếu có dấu hiệu như nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, đau đầu, tê môi, nổi mẩn đỏ...Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu

  • Táo bón:

- Bổ sung ít chất xơ, ít vận động và  uống các loại nước ngọt thay vì nước lọc cũng có thể dẫn đến táo bón.

- Giải pháp là bạn nên bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc và uống nhiều nước lọc.

  • Viêm tụy cấp

Phần lớn tất cả các trường hợp viêm tụy cấp đều xuất hiện sau một bữa ăn giàu dinh dưỡng.

Các triệu chứng của viêm tụy cấp bao gồm: đau bụng vùng thượng vị, nôn ói dữ dội, người mệt lả kèm theo sốt và nhịp tim nhanh,... Khi gặp phải triệu chứng trên nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời

  • Thủy đậu / Trái rạ:

Mùa xuân là thời điểm rất nhiều trẻ bị mắc bệnh thủy đậu. Do bệnh lây lan dễ dàng nên rất dễ gây ra dịch trong cộng đồng.

Thủy đậu thường biểu hiện là bóng nước nhiều tuổi, nổi khắp cơ thể kể cả vùng niêm mạc như miệng, hậu môn.

Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày tuy nhiên trong một số trường hợp nhất là đối với trẻ nhỏ, thủy đậu có thể bội nhiễm gây nhiễm trùng huyết hay xâm lấn vào hệ thần kinh trung ương gây viêm não.

  • Dị ứng thực phẩm:

- Các loại thức ăn mới lạ dễ khiến chúng ta dị ứng, nhất là đối với những người có cơ địa dị ứng. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như ngứa toàn thân, nổi các đốm xuất huyết nặng hơn thì khó thở, tím tái.

- Bạn nên ngừng ăn các thực phẩm gây các triệu chứng trên và đến cơ sở y tế cấp cứu nếu có biểu hiện nặng.

- Ăn các thực phẩm sạch đảm bảo nguồn gốc.

- Hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

- Ăn vừa đủ no để dễ tiêu hóa.

- Khi bị ngộ độc thức ăn không nên uống thuốc cầm tiêu chảy hay cầm ói mà phải uống nhiều nước và dung dịch oresol, đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

- Chọn trang phục phù hợp cho trẻ

- Đảm bảo cho trẻ ăn ngủ đúng giờ

Những kiến thức bổ ích được chia sẻ nhiệt tình và chi tiết của BSCKII. Lý Vũ Thị Bảo Thanh trong chủ đề “Chăm sóc sức khỏe trẻ em Tết Nguyên đán” tại Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam đã trang bị cho nhiều phụ huynh phòng tránh các bệnh lý của con em mình trong dịp Tết đến. Chúc các em nhỏ có một mùa Tết Nguyên Đán vui tươi và an toàn.

Khoa Huân - Phương Thảo

--------------------------------------------------------------------------

Để nhận được tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, quý khách có thể nhanh chóng đặt hẹn qua hotline: 1900 561511.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 05 : 9