• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nơi trở về sau những lần chạy thận

Nơi trở về sau những lần chạy thận

Con đường nhỏ rẽ vào khu nhà lưu trú dành cho bệnh nhân từ lâu không còn xa lạ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Nó như là ngôi nhà thứ 2, là nơi mà những mảnh đời có chung một số phận trở về để cùng nhau chống chọi với căn bệnh suy thận.

Có ai biết rằng trong khó khăn, bệnh tật những con người đến từ những nơi khác nhau đã tạo nên một xóm trọ nhỏ đầy ấm áp tình người.

Bước vào “xóm” chạy thận là một không gian tĩnh lặng, mọi người ở đây trò chuyện với nhau rất nhẹ nhàng và ngay cái bóng của họ cũng rất nhỏ bé, gầy guộc và xanh xao. Mỗi con người mỗi hoàn cảnh nhưng tất cả đều có điểm chung là mắc trong mình trọng bệnh

Có thể thấy, đối với bệnh nhân chạy thận để kéo dài sự sống phải lọc máu liên tục 2-3 lần/ tuần. Vì vậy, ngoài việc phải chịu những đau đớn về thể xác thì còn phải tốn khá nhiều thời gian di chuyển lui tới bệnh viện để lọc máu theo chu kì. Nhiều bệnh nhân khác tỉnh phải di chuyển theo quãng đường khá xa với lịch trình dày đặc đã dẫn đến nhiều khó khăn, tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân

Bên cạnh việc luôn được quan tâm, chăm sóc chu đáo, các bệnh nhân chạy thận còn được Ban lãnh đạo Bệnh viện cùng các y bác sĩ Đơn vị thận nhân tạo quan tâm sâu sắc đến mọi mặt cuộc sống tạo động lực giúp các bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật

Thấu hiểu và cảm thông trước những khó khăn của người bệnh, với tinh thần sẻ chia “tương thân tương ái”. Từ năm 2015 Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng khu nhà lưu trú cho bệnh nhân

Khu nhà dành cho bệnh nhân chạy thận

Khu nhà được xây dựng gồm có có 6 phòng ở, 12 giường, có khuôn viên cây xanh thoáng mát. Hầu hết các bệnh nhân sinh sống ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, khu nhà lưu trú dành cho bệnh nhân đã được hoạt động một cách hiệu quả, giải quyết được phần nào những khó khăn cho các bệnh nhân ở xa, các bệnh nhân không đủ điều kiện về kinh tế và sức khỏe để đi lại thường xuyên, đặc biệt là các bệnh nhân suy thận mạn

Cũng tại đây, cứ chiều chiều các bệnh nhân tranh thủ thời gian rảnh quây quần trồng rau, nuôi gà để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Những nụ cười hiện hữu trên khuôn mặt các cô chú dường như để che bớt đi phần nào những đau đớn mà cuộc đời mang lại

Song song với việc hỗ trợ lưu trú cho bệnh nhân chạy thận, Bệnh viện cũng tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ bệnh nhân qua nhiều hình thức khác nhau như Chương trình “Bếp ăn tình thương” hỗ trợ suất ăn miễn phí; kêu gọi hỗ trợ cho bệnh nhân khó khăn.

Có thể thấy mong ước của bệnh nhân cũng là sự trăn trở của lãnh đạo Bệnh viện. Dẫu biết rằng việc hỗ trợ cho bệnh nhân và người nhà có hoàn cảnh khó khăn vẫn chưa thể đáp ứng được hết các nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, đây là sự nỗ lực, là tâm huyết và lòng nhân ái mà tập thể lãnh đạo và mỗi cán bộ nhân viên Bệnh viện dành cho bệnh nhân. Đồng thời là niềm động viên thiết thực đối với những con người đang hàng ngày phải chống chọi với bệnh tật, giúp họ có thêm sự lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Tin bài: Phương Thảo-Phòng Công tác xã hội


Tác giả: Phương Thảo
Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 04 : 20