A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CT mạch vành

CT mạch vành là phương tiện chẩn đoán hình ảnh mạch vành có giá trị cao. Ngoài phát hiện các trường hợp hẹp có ý nghĩa lòng mạch vành, CT mạch vành còn cho phép phát hiện các bất thường bẩm sinh tim thể hiện về mặt hình thái như bất thường mạch vành, các buồng tim, cơ tim, và các valve tim. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các bạn sơ lược về các cách thức ghi hình mạch vành, các kỹ thuật cơ bản cũng như trả lời những thắc mắc trong quá trình ghi hình.
Ưu điểm:
CT mạch vành là phương tiện chẩn đoán mạch vành không xâm lấn, thực hiện nhanh chóng, cho các thông tin về hình ảnh trong và ngoài lòng mạch vành.

Khuyết điểm :
Nhiễm xạ, sử dụng thuốc cản quang gốc iode, hầu hết bệnh nhân cần sử dụng thêm beta-blockade để kiểm soát nhịp tim tối ưu.

Chống chỉ định tuyệt đối :
Bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang gốc iode

Các chống chỉ định tương đối :
Loạn nhịp, vôi hóa nặng các động mạch vành, nhịp tim quá nhanh không kiểm soát được.

Các đối tượng phù hợp với chụp CT mạch vành:
            - Cơn đau thắt ngực không ổn định

         - Bệnh nhân có nguy cơ bệnh mạch vành từ thấp đến trung bình mà các xét nghiệm hoặc khám tim mạch (nuclear scan, stress test, ECG, siêu âm tim, tăng lipid máu, tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc, bệnh nhân có tiền sử gia đình bệnh mạch vành, nghi ngờ có bất thường bẩm sinh mạch vành) cho kết quả bất thường hoặc không rõ ràng.

   - Ngoài ra còn thực hiện đối với các trường hợp bệnh nhân được lựa chọn thực hiện tái thông mạch vành, đặt stent hoặc phẫu thuật bắt cầu mạch vành.

Kỹ thuật:
            Yêu cầu chính yếu là độ phân giải về thời gian và không gian.

+ Độ phân giải thời gian (phụ thuộc chính vào tốc độ quay của gantry) giúp chúng ta thấy được hình ảnh mạch vành mà không bị nhiễu ảnh do cử động co bóp liên tục của cơ tim.

+ Độ phân giải không gian (FOV lúc chụp) giúp chúng ta thấy được tổn thương bên trong lòng mạch với đường kính rất nhỏ khoảng vài mm.

+ Đồng bộ với ECG giúp ghi hình và tái tạo lại hình ảnh sau chụp.

Độ phân giải thời gian:

            - DSA mạch vành: độ phân giải đạt 20msec

      - CT mạch vành:

+ Máy MSCT 64 với 1 đầu bóng : 165msec

+ Máy MSCT 64 với 2 đầu bóng : 83msec

+ Ngoài ra với kỹ thuật tái tạo (segmented reconstruction algorithms) CT 2 đầu bóng cho phép đạt độ phân giải thời gian tối đa là 42msec

Độ phân giải không gian:

            - DSA mạch vành: 0.2mm

    - CT mạch vành:

+ Máy MSCT 64 với 1 đầu bóng đạt 0.4mm

+ Máy MSCT 64 với 2 đầu bóng đạt dưới 0.4mm

Giá trị tiên lượng âm của CT mạch vành với máy MSCT 64 đạt 97-98% => MSCT mạch vành đáng tin cậy giúp loại trừ bệnh lý mạch vành.
Các nghiên cứu gần đây với máy MSCT 16 và 64 cho kết quả rất tốt :

Giá trị tiên đoán âm : 97-99%

Giá trị tiên đoán dương cải thiện hơn so với các dòng máy trước : khoảng 80%.

Các quy trình khảo sát
Kết quả chẩn đoán CT mạch vành phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hình ảnh ghi được.
Sau đây là các bước ghi hình cơ bản:
Bước 1 : Chuẩn bị bệnh nhân

    - Bệnh nhân nên được nằm ở nơi yên tĩnh, ánh sáng dịu, được đắp ấm trong khi chụp.

- Hướng dẫn bệnh nhân thật kỹ về cách nín thở trong lúc chụp, thực hiện lại vài lần, cách thức nín thở nên thống nhất giống nhau lúc hướng dẫn và lúc chụp.

- Nhấn mạnh ý nghĩa của việc hướng dẫn và tập nín thở, vì xảo ảnh do cử động là không thể cứu vãn được, test thất bại hoàn toàn.

- Cũng cần giải thích rõ quy trình và cách thức chụp để bệnh nhân an tâm (những thay đổi khi thuốc vào cơ thể, khi gantry xoay nhanh).

- Các cảm giác có thể có khi tiêm thuốc vào cơ thể

+ Ấm (đôi khi là lạnh vì thuốc không được làm ấm trước tiêm)

+ Vị đắng hoặc vị kim loại ở lưỡi

+ Các cảm giác khác có thể xảy ra (xem thêm các tài liệu về dị ứng với thuốc tương phản gốc iode)

- Mục đích chính của việc giải thích, hướng dẫn là để bệnh nhân an tâm và hợp tác tốt với kỹ thuật viên.

- Nhịn ăn hay uống các chất kích thích trước chụp 4-6 giờ.

- Không uống trà, cafe trước chụp.

- Nếu nhịp tim bệnh nhân cao hơn 65l/phút => xem xét chống chỉ định với beta-blocker. Nếu có chống chỉ định thì tham khảo bác sĩ điều trị để kiểm soát nhịp xuống dưới 65, tốt nhất là 55.

- Metoprolol 50-100mg được cho uống trước chụp 45 phút - 1 giờ

- Ngoài ra có thể dùng metoprolol đường tĩnh mạch 5 – 20mg (nên trao đổi với bác sĩ điều trị).

* Lưu ý ở các bệnh nhân : suyễn, hẹp động mạch chủ nặng, block nhĩ thất, rối loạn nặng chức năng thất trái.
Bước 2 : Ghi hình đo vôi hóa
            - Vùng khảo sát: Từ nơi chia đôi của khí quản đến mỏm tim (có thể mở rộng hơn để không bị hụt phần mỏm tim)
            - Protocol đo vôi hóa đã được cài đặt sẵn, không được phép thay đổi do tính đồng bộ với cách thức tính vôi hóa và đảm bảo hình ảnh voxel được tạo ra bằng nhau ở các mặt (isotropic voxel).
Đo vôi hóa nhằm :
Cung cấp giá trị tiên lượng : nếu chỉ số vôi hóa trên 400 bệnh nhân có nguy cơ bệnh mạch vành cao và khả năng đánh giá không chính xác mức độ hẹp của mạch vành. Khuyến cáo cho bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn chụp DSA thay cho CT mạch vành.
Bước 3 : Chụp hình mạch vành
Các thông số kỹ thuật chụp (Đã được cài đặt sẵn)
Cần chú ý
            - Giá trị mAs hiệu dụng từ 700-900mAs
            - Độ dày lát cắt mỏng nhất có thể đạt được : 0.625mm
            - Các lát cắt cách nhau : 0.5mm
            - Tốc độ quay gantry : 0.35sec
            - Pitch : 0.2
            - Luôn đặt trung tâm FOV ở tim ở trên 2 mặt phẳng hình topogram
            - Hình recon FOV càng nhỏ càng tốt vì giúp cải thiện thêm độ phân giải không gian.
            - Đường truyền: Kim luồn tĩnh mạch 16-18G ở khuỷu tay phải
Ngay trước khi chụp mạch vành :
Cho Bn ngậm 1 liều 0.4mg nitroglycerin dưới lưỡi
Cách tiêm thuốc : Có 2 cách
Cách 1 : 2 phases
Phase 1 : Phase thuốc cản quang

+ Liều lượng: 50-100mL thuốc cản quang (Lượng thuốc = Scan time x 5)

+ Tốc độ bơm: 5mL/s

Phase 2 :  Phase nước đẩy

+ Liều lượng: 50mL nước muối sinh lý

+ Tốc độ 5mL/s

Tốc độ tiêm thuốc và nước đẩy phải bằng nhau ở 2 phase
Cách 2 : 3 phases
Phase 1 : Phase thuốc cản quang

            + Liều lượng: 50-100mL thuốc tương phản (Lượng thuốc = Scan time x 5) hoặc theo cân nặng bệnh nhân.
            + Tốc độ bơm:  5mL/s
Phase 2 : Phase thuốc cản quang

   + Liều lượng: 10mL thuốc tương phản

           + Tốc độ bơm:  2.5ml/s


Nguồn:www.bvtwqn.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Chưa có thông tin
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 05 : 3