• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khi nào cần đi xét nghiệm ký sinh trùng

Khi nào cần đi xét nghiệm ký sinh trùng

 

Nhiễm ký sinh trùng là một bệnh rất phổ biến và thường gặp hiện nay. Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm kí sinh trùng như giun đũa chó mèo, giun lươn, giun đầu gai, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gan, sán lợn, sán chó, sán dây, ấu trùng sán lợn, …

Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí của nó ký sinh trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau như viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch. Nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong.

1. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng:

Ăn uống là con đường nhiễm ký sinh trùng phổ biến, ký sinh trùng cũng có thể xâm nhập trực tiếp qua da, hoặc tiếp xúc trực tiếp với một số vật nuôi cũng là yếu tố gây ra một số bệnh ký sinh trùng nguy hiểm.

Ký sinh trùng thường có trong các loại trái cây, rau sống chưa được rửa sạch, thức ăn nấu chưa chín như thịt bò tái, gỏi cá, tiết canh, ...và ở trên vật nuôi.

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và xét nghiệm ký sinh trùng khi:

  • Thấy ngứa ngáy khó chịu và dị ứng ngoài da (phát ban, nổi mề đay).
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun.
  • Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
  • Xanh xao, mệt mỏi.
  • Kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu.
  • Trẻ em có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, …

 

2. Các phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát hiện sự có mặt của các loại ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể, từ đó tìm ra cách loại bỏ chúng. Khi thăm khám, tùy theo triệu chứng lâm sàng, diễn biến bệnh, tính chất dịch tễ của địa phương mà người bệnh đang sinh sống, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng phù hợp cho từng bệnh nhân. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam với hệ thống trang thiết bị hiện đại hiện nay triển khai xét nghiệm ký sinh trùng bằng các phương pháp sau:

 

2.1 Xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm miễn dịch học: Ký sinh trùng sau khi xâm nhập sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu. Các xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng để tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng sinh ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm miễn dịch học trong xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều kỹ thuật như: Miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch men, miễn dịch phóng xạ, điện di, kết tủa, ngưng kết, ... Xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng trong các trường hợp như: Giai đoạn mới nhiễm, ký sinh trùng còn non, mật độ ký sinh trùng trong cơ thể thấp, ký sinh trùng ở dạng ấu trùng, ...

Phết máu ngoại vi làm tiêu bản: Khi nghi ngờ người bệnh mắc các loại ký sinh trùng trong máu, bác sĩ có thể chỉ định làm kỹ thuật phết máu lên tiêu bản, tiêu bản sau đó được nhuộm bằng các kỹ thuật thích hợp và soi dưới kính hiển vi tìm ký sinh trùng.

Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: có một số ký sinh trùng khi xâm nhập cơ thể sẽ gây các biến đổi đặc trưng trong công thức máu. Như khi nhiễm sán lá gan lớn, bạch cầu ái toan thường tăng hơn 5% tổng số bạch cầu (bình thường bạch cầu ái toan chỉ chiếm 1-3%), có trường hợp có thể tăng đến 80%. Kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một yếu tố để phối hợp chẩn đoán.

2.2 Xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm phân là xét nghiệm đặc hiệu, được thực hiện thường quy để tìm ký sinh trùng đường ruột. Mẫu bệnh phẩm phân sau khi được xử lý sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm trứng, ấu trùng, bào nang, thể hoạt động của ký sinh trùng, ...

2.3 Xét nghiệm mẫu da, tóc, móng

Bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng như lấy mẫu bệnh phẩm tại da, tóc, móng, ... Các mẫu bệnh phẩm được lấy theo các kỹ thuật phù hợp và soi tươi dưới kính hiển vi để soi tìm ký sinh trùng, ...

3. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tìm ký sinh trùng

Trong trường hợp các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện ra mầm bệnh hoặc kết quả xét nghiệm còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi. Phương pháp này thường được sử dụng để tìm ký sinh trùng ký sinh trong nội tạng.

Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như: Siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, sử dụng tia X và máy tính, ... cũng được sử dụng để tìm ký sinh trùng khi nghi ngờ chúng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, não, ruột, cơ, ...

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống máy móc để thực hiện các xét nghiệm ký sinh trùng từ đơn giản đến chuyên sâu. Quý khách hàng và người bệnh có nhu cầu kiểm tra hoặc có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ bệnh ký sinh trùng có thể đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam để được các bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và chẩn đoán phù hợp.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

Địa chỉ: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam.

Hotline: 1900561511.


Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 12 : 3