• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bạn cần biết bù nước đúng cách cho cơ thể mùa nắng nóng

Nước cần thiết cho cuộc sống và các chức năng khác nhau của cơ thể. Bù nước là quá trình bù lại lượng dịch cơ thể mất đi trong quá trình hoạt động hàng ngày. Hãy cùng Bệnh viện chúng tôi đến với chuyên mục này để có chế độ dung nước tốt nhất cho cơ thể với sự chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng và chuyên môn bác sĩ về nội tổng hợp.

Với sự chia sẻ chuyên môn và trò chuyện cùng ThS Đặng Thị Hoàng Khuê – Trưởng khoa Dinh dưỡng và BSCKII Nguyễn Thế Lài Tâm – Phó trưởng khoa Nội tổng hợp.

Mùa hè đã bắt đầu, chính là lúc thời tiết chuyển nắng nóng oi bức, khiến nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể tăng lên, đặc biệt ở những người hoạt động ngoài trời. Khi cơ thể thiếu nước, hoạt động của các cơ quan sẽ thay đổi, dẫn tới những triệu chứng bất thường. Lúc đó, có thể chúng ta đã gặp phải một tình trạng gọi là mất nước.

Thưa ThS dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê, vai trò của nước trong đời sống chúng ta thế nào?

Cấu tạo tế bào và cơ thể: Nước là thành phần chính của tế bào và cơ thể. Nó giúp duy trì cấu trúc và hoạt động của các tế bào.

  • Dung môi hòa tan các chất: Nước là dung môi cho mọi hoạt động sống của cơ thể, giúp hòa tan các chất dinh dưỡng, oxy, và các chất khác để chúng có thể được vận chuyển trong cơ thể. Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được
  • Tham gia vào các phản ứng sinh hóa: Nước là môi trường cho các phản ứng hóa học trong tế bào, bao gồm cả quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Đào thải độc tố: Nước giúp loại bỏ các chất độc tố và chất bẩn thông qua hệ thống bài tiết và mồ hôi.

Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, khớp, màng phổi, cơ hoành, miệng

Nước có một vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt: việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngoài theo đường truyền trực tiếp hoặc phát nhiệt, một trong những cách tỏa nhiệt có hiệu quả là qua đường hô hấp và qua da.

 Vậy chúng ta có nhu cầu uống nước bao nhiêu là đủ?

Chúng bao gồm: nước, sữa, nước trong các món ăn.

Theo bảng nhu cầu khuyến nghị người Việt Nam 2016:

- Trẻ em (1-10kg): 100ml/kg/ngày

- Trẻ em (11-20kg): 1000 ml + 50ml/kg trên mỗi kg cân nặng tăng lên sau 10kg. Trẻ 15 kg, lượng nước hàng ngày 1250 ml Trẻ em (trên 21kg): 1500 ml + 20ml/ kg trên mỗi kg cân nặng tăng lên sau 20 kg

- Người trưởng thành: 40 ml/ kg cân nặng.

Trung bình 1 người 50kg lượng nước trong ngày 2000 ml. (8 ly nước 250ml/ ngày)

-  Người trên 55 tuổi: 30 ml/ kg cân nặng.

Nhu cầu nước hàng ngày tăng lên khi hoạt động nhiều, đổ mồ hôi nhiều khi trời nắng nóng, khi bị sốt hay tiêu chảy.

Trong ngày nắng nóng, đừng bỏ qua 7 loại đồ uống giúp giải nhiệt này - 1

Nước ép trái cây đều giàu một số vitamin và khoáng chất quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.

Cách uống nước khoa học là như thế nào?

Có thể chia lượng nước uống như sau: nên uống 40% lượng nước vào buổi sáng, 40% vào buổi chiều, 20% vào buổi tối.

  • Uống một cốc nước đầu tiên vào buổi sáng 

Điều này giúp quá trình trao đổi chất của bạn diễn ra và giúp bạn tăng năng lượng. Tránh uống nước ngay trước khi đi ngủ nếu bạn phải vật lộn với chứng tiểu đêm.

  • Uống nước ngay cả khi không khát

Khát là tín hiệu thông báo cho bạn biết cần phải uống nước để bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước khi khát là điều dễ hiểu. Nhưng nếu để khi cảm thấy khát bạn mới uống nước thì tức là cơ thể của bạn đã bị mất nước 2 – 5%.

  • Không nên uống nhiều nước ngay sau vận động mạnh

Khi hoạt động mạnh như tập thể dục hoặc chơi thể thao, cơ thể bị mất nước khá nhiều, bởi vậy chúng ta cần phải nhanh chóng bổ sung lượng nước thích hợp cho cơ thể. Tuy nhiên, tim vẫn đang đập nhanh, vì thế nếu uống nước ngay lúc đó thì sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

  • Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày

Bạn hãy uống chậm rãi từng ngụm nhỏ. Không nên uống nhiều nước và nhanh trong thời gian ngắn. Vì điều này sẽ ảnh hưởng dạ dày, thậm chí còn khiến chúng ta bị sặc nước. Uống nước từ từ sẽ giúp ổn định axit trong dạ dày, không làm ảnh hưởng hệ tiêu hoá.

  • Không nên uống nước trong lúc ăn

Thói quen uống nước trong khi ăn tưởng như sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn nhưng lại không phải. Uống nước khi ăn sẽ làm cho các dịch vị phải tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.

  • Không uống quá nhiều nước

Thiếu nước thì sức khỏe cơ thể nguy hại nhưng uống nhiều nước cũng không phải là tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận lọc làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng, lượng natri bị hạ thấp. Điều này cũng không tốt cho cơ thể, làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu.

  • Tăng lượng nước uống vào mùa hè:

Vào mùa hè, nước bị mất qua mồ hôi. Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ nước. Mất nước có thể dẫn đến mệt mỏi, chán ăn.

Đối với một số bệnh lý: suy tim, suy thận… cần uống nước theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nước có vai trò đặc biệt quan trong trong mùa nắng nóng.

Chúng ta cùng đến với chia sẻ chuyên môn của BSCKII Nguyễn Thế Lài Tâm, vâng bác sĩ, các loại nước nào tốt và loại nước nào nguy hại?

  • Trong giai đoạn thời tiết nắng nóng cực đoan như hiện nay, việc cung cấp nước cho cơ thể là càng cần thiết, thế nhưng không phải đồ uống nào cũng mang lại lợi ích cho cơ thể, nhất là hiện nay đang tràn lan, trôi nổi trên thị trường những thức uống có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Vậy thế nào là đồ uống tốt (đồ uống có lợi) và đồ uống có hại.

+ Nước có lợi là đồ uống hợp vệ sinh, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mang lại giá trị dinh dưỡng, cung cấp dịch và các chất thiết yếu cho cơ thể, phục vụ cho quá trình hoạt động sinh lý sinh hóa của tế bào.

+ Nước có hại là đồ uống có chứa các chất hóa học, các chất phụ gia, các chất tạo mùi, tạo vị, các vi sinh vật có hại, gây tổn hại đến sức khỏe con người

Thưa bác, các loại nước uống nguy hại sẽ làm chúng ta nguy cơ mắc những bệnh gì?

- Đầu tiên, đối với nước uống thông thường, việc sử dụng nước không qua xử lý sẽ không tiêu diệt các vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh cũng như không đào thải được tồn lưu các chất ô nhiễm hóa học - từ kim loại nặng như asen và thủy ngân đến thuốc trừ sâu và phân bón nitrat.

Các mầm bệnh trong nước, dưới dạng vi khuẩn và vi rút gây bệnh từ chất thải của con người và động vật, là nguyên nhân chính gây bệnh do nước uống bị ô nhiễm. Các bệnh lây lan do nước không an toàn bao gồm nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh tả, bệnh giardia, thương hàn, viêm gan  A,E.

Các chất ô nhiễm hóa học ngấm vào nguồn nước sau khi uống vào, những chất độc này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, từ ung thư đến rối loạn nội tiết tố đến thay đổi chức năng não.

- Thứ 2, Đồ uống có đường: Đồ uống có đường còn được gọi là nước giải khát, đó là bất kỳ loại đồ uống nào có thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác như siro fructozo cao, đường sucrose, nước ép trái cây... bên cạnh đó còn có soda, cola, thuốc bổ, nước chanh, đồ uống thể thao,... cũng được coi là đồ uống có đường.

Như tiêu thụ đồ uống có đường cũng như bia rượu; nước uống có gas, cà phê, trà sữa trân châu... sẽ dẫn đến tình trạng như thế nào cho người uống?
 1. Tiêu thụ đồ uống có đường có thể dẫn đến:

  • Béo phì: Đồ uống có calo góp phần làm tăng cân nhiều hơn so với thức ăn đặc vì cơ thể không bù đắp đầy đủ lượng calo trong đồ uống bằng cách giảm lượng calo từ các thực phẩm khác. Người lớn uống một ly đồ uống có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn 27% so với những người không uống rượu, bất kể thu nhập hoặc sắc tộc.
  • Tiêu thụ đồ uống có đường có thể dẫn tình trạng béo phì
  • Bệnh tiểu đường: Những người tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên — một đến hai lon mỗi ngày hoặc nhiều hơn — có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi tiêu thụ những đồ uống như vậy. Những rủi ro còn lớn hơn đối với những người trẻ tuổi.
  • Sâu răng: Tiêu thụ soda có liên quan đến gần gấp đôi nguy cơ sâu răng ở trẻ em và tăng khả năng bị sâu răng ở người lớn. Sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến đau, nhiễm trùng và mất răng.
  • Bệnh tim: Những người đàn ông uống một lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hoặc tử vong do đau tim cao hơn 20% so với những người đàn ông hiếm khi uống đồ uống có đường. Một nghiên cứu liên quan ở phụ nữ cho thấy mối liên hệ giữa đồ uống có đường và bệnh tim tương tự.

Nước nguội hoặc nước ấm.

2. Bia, rượu: Nhiều người xem rượu bia cũng như là một thức uống “giải khát” trong những ngày nắng oi bức. Uống ít rượu bia có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng khi bạn thường xuyên uống rượu bia trở thành say xỉn thì hành vi đó cực kỳ có hại. Rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe tinh thần mà nó là nguyên nhân thúc đẩy hàng loạt các loại bệnh về tiêu hóa, tim mạch, xơ gan, tiểu đường và cả ung thư.

3. Nước uống có gas:

Nước có gas là nước đã được truyền khí carbon dioxide dưới áp lực. Điều này tạo ra một thức uống sủi bọt còn được gọi là nước lấp lánh, nước soda, nước lọc và nước có ga. Uống nhiều nước có gas sẽ gây đầy bụng, chướng hơi, no lâu, carbon dioxide trong răng miệng lâu ngày sẽ gây oxi hóa men răng gây mòn răng

4. Cà phê:

Có chất chống oxy hóa tốt, có chứa caffeine, một chất có thể giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường trao đổi chất, cải thiện khả năng làm việc thể chất và tâm thần của bạn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những loại đồ uống này rất an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ với lượng thấp đến trung bình.

Tuy nhiên, sử dụng caffeine liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí nguy hiểm. Hơn nữa, những người không quen sử dụng caffein có thể gặp các triệu chứng sau khi tiêu thụ lượng caffeine vừa phải như lo âu, mất ngủ, rối loạn nhu động ruột, loét, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu cơ vân, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, mất ngủ, đi tiểu nhiều lần, thậm chí nghiện

5. Trà sữa trân châu:

Trà sữa trân châu là một loại đồ uống rất được giới trẻ ưa chuộng nhưng nó thường sử dụng đường hoặc sữa đặc để tạo ra vị ngọt và đó cũng là một nguy cơ cho người dùng trà sữa thường xuyên. Lượng đường trong trà sữa càng cao sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì, tiểu đường hay mỡ máu.... Bạn cùng sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay bệnh về gan hoặc là suy giảm nhận thức. Với trẻ nhỏ ngoài thừa cân béo phì còn tăng nguy cơ còi xương, trẻ chậm phát triển ảnh hưởng thể chất và trí tuệ lâu dài.

Trà sữa trân châu được kết hợp nhiều thực phẩm như trân châu, trà, sữa, bánh trứng.... nên nếu bạn bị dị ứng với một trong số đó thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Chưa kể đến nếu nguồn gốc các nguyên liệu không có xuất xứ rõ ràng, bạn sẽ còn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Theo nghiên cứu tại Đại học Duke, một cốc trà sữa trân châu có thể chứa lượng đường gấp đôi lượng khuyến nghị sử dụng trong một ngày. Vì thế, hãy giảm bớt uống trà sữa chân trâu thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ của chính mình

6. Nước tăng lực:

Nước tăng lực có chứa rất nhiều thành phần khác nhau như: lượng đường nhiều làm thức uống ngọt và cung cấp nhiều năng lượng hoạt động cho cơ bắp; caffeine chất kích thích hệ thần kinh trung ương giúp tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn. Đây cũng là nguyên do mắc bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn nhịp tim rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp.

Theo đánh giá, một lon nước tăng lực sẽ có hàm lượng đường tương đương hoặc thậm chí nhiều hơn so với một lon nước ngọt.

Bạn hãy nhớ luôn ưu tiên uống nhiều nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều cùng một lúc thì không tốt cho sức khỏe, mà nên uống thành nhiều lần. Ví dụ, uống từng ngụm nhỏ sau mỗi 10 phút. Chú ý tránh uống nước lạnh mà nên uống nước ấm. Ngoài ra chúng ta có thể uống nước dừa, ăn súp, cháo loãng, ăn dưa hấu, sinh tố, sữa... để bù nước.

Tin bài: Phòng QLCT-CTXH

—-----------------------------------

♻️ Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám bệnh hoặc cần giải đáp thắc mắc về các dịch vụ thăm khám, vui lòng liên hệ bằng các hình thức:

☎️ Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977132208

💬 Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

⛳️Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

☎️ Hotline: 1900561511

🔵 Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

🌐 Website: http://www.bvtwqn.vn

🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

💠Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 8