Bệnh đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Triệu chứng đau nửa đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, sớm phát hiện bệnh thông qua những triệu chứng đau nửa đầu điển hình và kịp thời điều trị hiệu quả là rất quan trọng.
Hãy cùng đến với những chia sẻ chuyên môn qua bài viết của Bác sĩ Lê Văn Huân, Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Trung ương Quảng Nam với chủ đề: “Bệnh đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị”.
Đau nửa đầu là chứng đau đầu có thể gây ra cơn đau nhói dữ dội hoặc cảm giác mạch đập, thường ở một bên đầu. Đau nửa đầu có thể khác nhau ở mỗi người. Đau nửa đầu có thể từ nhẹ đến nặng. Đau đầu có thể bắt đầu ở một bên và chuyển sang bên kia. Bạn cũng có thể bị đau quanh mắt hoặc thái dương, và đôi khi quanh mặt, xoang, hàm hoặc cổ. Thường kèm theo buồn nôn, nôn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài hàng giờ đến hàng ngày và cơn đau có thể tệ đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.
Có những loại đau nửa đầu nào?
Các loại đau nửa đầu phổ biến nhất là:
- Đau nửa đầu có tiền triệu (đau nửa đầu điển hình).
- Đau nửa đầu không có tiền triệu (đau nửa đầu thông thường).
Các loại đau nửa đầu khác bao gồm:
- Đau nửa đầu ở trẻ em
- Đau nửa đầu mãn tính.
- Đau nửa đầu liệt nửa người.
- Đau nửa đầu khi hành kinh.
- Đau nửa đầu không đau đầu (đau nửa đầu thầm lặng).
- Đau nửa đầu võng mạc (đau nửa đầu mắt).
- Trạng thái đau nửa đầu.
Căng thẳng lâu dài có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nửa đầu.
Các triệu chứng đau nửa đầu
Các triệu chứng đau nửa đầu thay đổi tùy theo giai đoạn. Mỗi cơn đau nửa đầu đều khác nhau và bạn không nhất thiết phải gặp các triệu chứng trong mỗi cơn đau nửa đầu.
Triệu chứng tiền triệu
- Thay đổi tâm trạng.
- Khó tập trung.
- Khó ngủ.
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Cảm giác đói và khát tăng lên.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Triệu chứng hào quang
- Yếu cơ.
- Thay đổi tầm nhìn.
- Ù tai
- Nhạy cảm khi chạm vào
- Tê và ngứa ran.
- Khó nói hoặc khó tập trung.
Triệu chứng của cơn đau đầu: Đau đầu dần dần trở nên dữ dội hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến một bên đầu hoặc cả hai bên. Nó có thể xảy ra với các triệu chứng khác như:
- Buồn nôn và nôn.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi.
Triệu chứng sau cơn (hậu cơn)
- Mệt mỏi.
- Cổ cứng.
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
- Khó tập trung.
- Buồn nôn.
- Chóng mặt.
Đau nửa đầu có thể làm chết các tế bào não, tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân nào gây ra chứng đau nửa đầu?
Không xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng đau nửa đầu, nhưng một số yếu tố dưới đây được xem là có liên quan đến chứng đau nửa đầu:
- Sự suy giảm nồng độ hormone serotonin
- Nắng nóng gay gắt hoặc thời tiết khắc nghiệt
- Mất nước
- Đèn nhấp nháy hoặc quá sáng
- Âm thanh lớn
- Mùi hương nồng, thơm hoặc khó ngửi
- Thay đổi thời tiết hoặc khí áp
- Thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone ở nữ trong thời kỳ bắt đầu có kinh, trong thời gian hành kinh, mang thai, sau khi sinh con hoặc mãn kinh
- Căng thẳng (stress) quá mức
- Hoạt động thể chất quá mức
- Nhịn ăn, bỏ bữa
- Thay đổi về chu kỳ ngủ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều
- Sử dụng một số loại thuốc có thể làm nặng thêm chứng đau nửa đầu
- Hút thuốc lá
- Sử dụng rượu bia
- Một số loại thức ăn như phomat, socola, bột ngọt, cafein…
Chứng đau nửa đầu có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu, khả năng con bị đau nửa đầu là 50%. Nếu cả cha và mẹ bị đau nửa đầu thì con có 75% nguy cơ bị đau nửa đầu.
Bệnh đau nửa đầu được điều trị như thế nào?
Không có cách chữa khỏi chứng đau nửa đầu. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng đau nửa đầu thông qua các biện pháp sau:
- Uống thuốc.
- Tránh các tác nhân gây đau nửa đầu.
- Sử dụng các biện pháp thay thế để điều trị chứng đau nửa đầu: yoga, botulinum toxic, châm cứu, massage, liệu pháp hành vi nhận thức, thảo dược, vitamin và khoáng chất,…
Người bị đau nửa đầu nên nghỉ ngơi trong không gian tối, yên tĩnh.
Khi nào nên gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe?
Đến gặp bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải:
- Cơn đau đầu dữ dội, đau đầu như sét đánh
- Có các triệu chứng thần kinh mới mà trước đây bạn chưa từng gặp phải, như khó nói, mất thăng bằng, yếu tay chân, rối loạn thị lực, lú lẫn, co giật hoặc cảm giác tê/ngứa ran.
- Đau đầu sau khi bị chấn thương đầu.
- Kèm theo sốt, buồn nôn, nôn vọt
- Đau đầu dai dẳng không cải thiện
Các cách nào phòng ngừa đau nửa đầu ?
Một số cách để phòng ngừa chứng đau nửa đầu, bao gồm:
- Tránh các yếu tố gây ra cơn đau nửa đầu
- Uống đủ nước
- Tránh bỏ bữa
- Ngủ đủ giấc
- Bỏ thuốc lá
- Hạn chế rượu bia
- Kiểm soát căng thẳng
- Học kỹ năng thư giãn
- Tập thể dục thường xuyên
Đau nửa đầu có thể trở nên rất nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Sử dụng thuốc và thực hiện một số thay đổi trong lối sống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu và ngăn ngừa tái phát.