• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đường mổ ngoài phúc mạc để điều trị phình động mạch chủ bụng bằng thay đoạn mạch nhân tạo

TS.BS.Nguyễn Lương Tấn-Trưởng khoa Ngoại Tim mạch-Lồng ngực cùng ê kíp thực hiện thành công thay đoạn động mạch chủ bụng bằng đoạn mạch nhân tạo cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng.

Thời gian gần đây, nhiều trường hợp bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng được TS.BS.Nguyễn Lương Tấn-Trưởng khoa Ngoại Tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cùng ê kíp phẫu thuật thay mạch nhân tạo thành công.

Theo đó, bệnh nhân L.Đ (77 tuổi), ngụ tại Bình Thạnh-Bình Sơn-Quảng Ngãi trong quá trình khám bệnh tại Bệnh viện ĐKTW Quảng Nam được các bác sĩ phát hiện có túi phình động mạch chủ bụng dạng túi, kích thước túi phình không đều (túi phình d # 33mm, dài 43mm, cổ trên 13mm, cổ dưới 9mm) kèm bán tắc động mạch chậu chung trái, nguy cơ gây vỡ tự nhiên ở túi phình hình túi này được đánh giá ở mức cao.

 

Túi phình của bệnh nhân qua hình ảnh CT-Scan

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thể phình động mạch chủ bụng dạng túi nguy hiểm hơn so với các thể khác như phình dạng hình thoi do điểm yếu thành mạch tập trung tại một điểm nên nguy cơ vỡ cao hơn rất nhiều. Vì vậy, để điều trị túi phình, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bụng bằng đoạn mạch nhân tạo. Ca phẫu thuật do trực tiếp TS.BS.Nguyễn Lương Tấn-Trưởng khoa Ngoại Tim mạch-Lồng ngực cùng ê kíp thực hiện.

Thông tin khai thác tiền sử bệnh được biết, trước đó không lâu bệnh nhân đã được phẫu thuật tắc ruột do dây chằng nghi do viêm phúc mạc tiên phát. Để tránh các nguy cơ dính ruột và nhiễm trùng mạch nhân tạo, đường mổ tiếp cận túi phình mạch chủ bụng và quá trình phẫu thuật ghép vật liệu mạch máu nhân tạo phải đi theo vùng xiên hông, đây là một kỹ thuật khó so với đường mổ thường quy qua đường mở bụng đường giữa trên dưới rốn xuyên qua ổ phúc mạc.

Quá trình hậu phẫu diễn ra thuận lợi không có biến chứng. 1 tuần sau mổ, tình trạng bụng của bệnh nhân đã ổn định hoàn toàn, bệnh nhân có thể vận động, đi lại bình thường.

 

TS.BS.Nguyễn Lương Tấn kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Với kinh ngiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực phẫu thuật Tim mạch-Lồng ngực, TS.BS.Nguyễn Lương Tấn đã phẫu thuật thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tắc, phình động mạch chủ bụng, bảo vệ tính mạng và hồi phục sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Tấn, có nhiều nguyên nhân gây phình động mạch chủ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch… ở người lớn tuổi và một số ít trường hợp có liên quan đến nhiễm trùng. Hầu hết phình động mạch chủ phát triển chậm, chỉ khoảng 10%/năm và không gây triệu chứng. Nam giới có tần suất bị phình động mạch chủ bụng cao gấp 5 lần nữ giới. Khi có dấu hiệu đau tức bụng, sốt có thể khối phình đã phát triển lớn, dọa vỡ nguy hiểm tính mạng. 

TS.BS.Tấn khuyến cáo, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ ở trên nên khám tầm soát phình động mạch chủ để phát hiện sớm, can thiệp ít xâm lấn, giảm đáng kể các biến chứng của bệnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 24