• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cấp cứu kịp thời bệnh nhân ăn cá nóc bị ngộ độc nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa cứu sống bệnh nhân ăn cá nóc bị ngộ độc nguy kịch. Bệnh nhân là bà P.T.M. (51 tuổi, trú tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Sau khi được lọc máu hấp phụ, bệnh nhân ngộ độc cá nóc sức khỏe dần ổn định, điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc.

Theo thông tin từ gia đình, vào khoảng 17 giờ ngày 3/3, bà M. tự chế biến và ăn cá nóc tại nhà. Không lâu sau, bà có biểu hiện mệt mỏi, lơ mơ, nôn ói nhiều nên được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng xác định bệnh nhân bị ngộ độc nặng, có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp cấp. Ngay lập tức, bệnh nhân được rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực - chống độc để theo dõi chặt chẽ.

Sau khoảng 5 giờ, tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu hơn với các triệu chứng như yếu cơ hô hấp, mê sâu, rối loạn tiểu tiện và có dấu hiệu toan hô hấp. Các bác sĩ quyết định đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy và tiến hành lọc máu hấp phụ để loại bỏ độc tố. Sau 6 giờ lọc máu, bệnh nhân bắt đầu tỉnh táo trở lại, tri giác cải thiện rõ rệt.

Lọc máu hấp phụ là kỹ thuật mới, đang được triển khai tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Đây là liệu pháp làm sạch máu ngoài cơ thể dựa trên nguyên lý hấp phụ, máu và huyết tương người bệnh được đưa qua quả lọc hấp phụ, các độc tố trong máu sẽ bị giữ lại bên trong cột lọc, sau đó máu/huyết tương sạch được trả về cho người bệnh. Lọc máu hấp phụ có hiệu quả cao trong các trường hợp ngộ độc và trong một số bệnh lý nặng khác.

Qua ngày hôm sau, sức khỏe bà M. dần ổn định, cơ lực hồi phục hoàn toàn, được rút ống thở. Tuy nhiên, do có dấu hiệu sốt và nguy cơ viêm phổi do hít phải chất độc trong quá trình nôn ói nên thời gian nằm viện sẽ kéo dài. Đến ngày 6/3, bệnh nhân được chuyển khoa Nội tổng hợp điều trị và ngày 11/3 được ra viện.

Bà M. (thứ 2 từ trái sang) được xuất viện vào hôm nay ngày 11/3.

BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Diễm, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết: "Cá nóc chứa độc tố Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở da, gan, ruột, đặc biệt là tinh hoàn và buồng trứng. Nếu sơ chế không đúng cách, người ăn có nguy cơ ngộ độc cao. Thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca ngộ độc cá nóc tương tự”.

Bác sĩ Diễm khuyến cáo, nếu có dấu hiệu nghi ngộ độc cá nóc như nôn mửa, tê môi, tê tay chân, lơ mơ, suy giảm ý thức, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 03 : 18