A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cúm mùa nguy hiểm thế nào, làm sao để phòng bệnh?

Hiện nay, thời tiết đang còn giai đoạn của mùa đông xuân, được xem là thời điểm thuận lợi cho virus cúm phát triển và lây lan. Các hoạt động như mua sắm, du xuân, sum vầy bên gia đình trong dịp Tết cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cúm nhanh chóng. Ngoài ra, việc thức khuya, chế độ dinh dưỡng kém, suy giảm sức đề kháng cũng góp phần gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Mới đây, thông tin về nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa với biến chứng viêm phổi khi đang du lịch tại Nhật Bản đã khiến cho nhiều người lo lắng về dịch bệnh này.

Để hiểu rõ về dịch bệnh cúm và chủ động phòng bệnh, mời quý người dân cùng đến với chia sẻ chuyên môn của ThS.BS. Chung Hải, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam về chủ đề đang được mọi người quan tâm hiện nay: “Cúm mùa nguy hiểm thế nào, làm sao để phòng bệnh?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus influenza gây ra, gồm các týp A, B và C. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi; Sổ mũi, đau họng, ho… Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, đe dọa đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính.

Virus cúm lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiếp xúc với giọt bắn chứa virus từ ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus. Do đặc tính biến đổi thường xuyên, miễn dịch tự nhiên không bền vững. Vì vậy, người có thể mắc cúm nhiều lần trong đời.

Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm phổ biến nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam khuyến cáo:

Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm: Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nghiêm trọng; Nhóm đối tượng nguy cơ cao (trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính) nên tiêm vắc xin sớm.

Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, giảm thức khuya, giữ tinh thần thoải mái; Chú ý chế độ dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin C, kẽm, sắt tăng sức đề kháng.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Hạn chế sờ vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay; Duy trì không gian thoáng đãng, tránh tập trung đông người trong môi trường kém thông thoáng.

Quản lý tốt bệnh lý nền: Bám sát lịch tái khám, điều trị bệnh lý mạn tính để tránh lợi biến nghiêm trọng khi nhiễm cúm.

Xử lý khi nhiễm bệnh: Khi có triệu chứng cúm, hạn chế tiếp xúc người khác, đeo khẩu trang khi ra ngoài; Nếu sốt cao, ho đờm đục, tắc ngực, khó thở, cần đến cơ sở y tế ngay.

Bằng việc nâng cao nhận thức và chủ động phòng ngừa, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu ảnh hưởng của cúm mùa và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm cúm với những biểu hiện sốt cao, ho đờm đục, tức ngực, khó thở cần đến khám ngay tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời tránh các biến chứng nặng.

 📲Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977 132 208 - ĐD Nguyễn Thị Kiều – Phụ trách Điều dưỡng khoa Khám bệnh

📥Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

⛳️Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

☎️ Hotline: 1900561511

🔵 Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

🌐 Website: http://www.bvtwqn.vn

🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

💠Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 03 : 18