A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mất ngủ đã trở thành vấn đề phổ biến và đáng lo ngại trong cuộc sống hiện đại. Việc không thể ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của nhiều người. Cùng với chúng tôi đến với bài viết chia sẻ chuyên môn của BS. Phạm Thị Hòa – Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng ngừa mất ngủ hiệu quả nhé. 

1. Mất ngủ là gì?

- Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên thức dậy quá sớm dù ngủ chưa đủ giấc hay khó trở lại giấc ngủ sau khi giật mình tỉnh giấc.

- Mất ngủ được xem là mạn tính khi kéo dài tối thiểu ba tháng với tần số ít nhất ba lần mỗi tuần. Khi lâm sàng đủ tiêu chuần về triệu chứng nhưng kéo dài ngắn hơn 3 tháng thì được coi là mất ngủ ngắn hạn. Hiện nay, thống kê từ tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ National Sleep Foundation (Mỹ) cho thấy, có đến khoảng ⅓ số người trưởng thành “chung sống” với chứng mất ngủ.

- Người mất ngủ có thể thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ huỷ hoại năng lượng và tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.

Mất ngủ có thể do stress hoặc do dùng chất kích thích như cà phê.

2. Nguyên nhân mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ trong đó có thể là do sự lo lắng về vấn đề gì đó trong cuộc sống ví dụ như: lo lắng thi cử, phỏng vấn, người thân mất, mất tiền, bị stress hoặc do một số bệnh lý nội khoa, tâm thần...

Mất ngủ được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính:

a. Mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần hay bệnh thực thể gây ra:

* Nguyên nhân bệnh tâm thần: tất cả những rối loạn tâm thần đều có thể đưa đến mất ngủ, từ 30 đến 60% trường hợp mất ngủ có nguyên nhân từ các rối loạn tâm thần.

* Nguyên nhân thực thể: rất nhiều bệnh có thể đưa đến tình trạng mất ngủ, đặc biệt là những bệnh lý sau:

- Các chứng đau cấp và mãn tính, ví dụ: đau trong bệnh viêm khớp thường tăng vào ban đêm...

- Các bệnh đường tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng

- Các bệnh tiết niệu: u tiền liệt tuyến, tiểu rắt, tiểu buốt...

- Các bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp...

- Các bệnh tim mạch, hô hấp: suy tim, viêm phế quản, hen phế quản, COPD...

- Các bệnh thần kinh: bệnh Parkinson, Alzheimer, tai biến mạch máu não...

b. Nguyên nhân do thuốc và những chất kích thích:

  • Lạm dụng chất kích thích: cafe, thuốc lá, amphetamine, cocaine...
  • Lạm dụng rượu gây ra tình trạng dễ vào trạng thái ru ngủ nhưng sẽ giảm thời gian ngủ sâu, thức dậy sớm và không hồi phục sau khi thức dậy.
  • Một số thuốc như: Theophylline, Corticoid, thuốc chống trầm cảm, tác dụng kích thích, các thuốc ngủ... dùng trong thời gian dài, sử dụng không đúng chỉ định có thể gây mất ngủ.

c. Mất ngủ mạn tính tiên phát:

Loại mất ngủ này tập hợp phần lớn những trường hợp mất ngủ mà không tìm thấy bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Biểu hiện duy nhất là mất ngủ.

Tuy nhiên, trên thực tế ngoại trừ mất ngủ do một số bệnh lý thì chúng ta thường thấy mất ngủ xảy ra phổ biến hơn theo tuổi tác. Nghĩa là người lớn tuổi cảm thấy mệt mỏi sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng nhưng nhìn chung vẫn cần ngủ đủ giấc như những người trẻ tuổi.

Và mất ngủ ở người trẻ tuổi thường do căng thẳng với lý do đối diện những khó khăn trong công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình gặp vấn đề khó nói, khiến tâm trí vận hành liên tục ban đêm, dẫn đến khó ngủ.

Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống.

3. Biểu hiện của mất ngủ

Khi mất ngủ sẽ có những biểu hiện sau:

-  Khó ngủ vào ban đêm.

- Thức suốt đêm.

- Thức dậy quá sớm.

- Cảm giác ngủ chưa đã một đêm.

- Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ.

- Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng.

- Không tập trung công việc, xảy ra tai nạn.

Giấc ngủ cũng quan trọng đối với sức khỏe vì vậy bất kể lý do mất ngủ là gì cũng có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất.

4. Mất ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ để thăm khám?

Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, tần suất từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục hay người bệnh vẫn khó ngủ dù môi trường ngủ thoải mái và đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ  nhưng vẫn bị mất ngủ thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

5. Điều trị mất ngủ

Tuỳ từng cá nhân, mức độ mất ngủ sẽ được bác sĩ điều trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi thói quen và xác định được vấn đề nào có thể đi kèm với mất ngủ như stress, bệnh cơ thể, thuốc, bệnh lí … Người bệnh mất ngủ được điều trị các bệnh đi kèm, điều chỉnh các thuốc hoặc các chất gây cản trở giấc ngủ và tối ưu hoá môi trường ngủ.

Điều trị đặc hiệu bao gồm hai biện pháp chính: dùng thuốc và không dùng thuốc. Liệu pháp không dùng thuốc chủ yếu là liệu pháp hành vi bao gồm vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát yếu tố kích thích, thư giãn, giới hạn giấc ngủ.

Hiện nay, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội thần kinh. Không chỉ vậy, tại bệnh viện còn có hệ thống các máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu, phục vụ cho quá trình thăm khám, chữa bệnh.

Với sự nhiệt huyết, tận tâm của đội ngũ các y bác sĩ lĩnh vực Nội thần kinh thuộc Khoa Nội tổng hợp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tự tin trong việc đồng hành và hỗ trợ người bệnh tìm ra nguyên nhân bị mất ngủ cũng như hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.

Người bệnh có thể đặt lịch khám và điều trị chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ với các bác sĩ lĩnh vực Nội thần kinh của khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam bằng cách:

📲Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977 132 208 - ĐD Nguyễn Thị Kiều – Phụ trách Điều dưỡng khoa Khám bệnh

📥Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

⛳️Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

☎️ Hotline: 1900561511

🔵 Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

🌐 Website: http://www.bvtwqn.vn

🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

💠Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 10 : 22