• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, chúng ta cần làm gì?

Câu hỏi này đã được giải đáp cặn kẽ và chi tiết qua đào tạo tập huấn “Hướng dẫn sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh” trong 2 ngày 19 & 20/6 do Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tổ chức đào tạo. Với 300 học viên là bác sĩ, điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng trong toàn viện.

Toàn cảnh buổi đào tạo tập huấn.

Đầu buổi đào tạo, các học viên sẽ được test đầu vào và sau đó tiến hành nghe giảng bài từ báo cáo viên trong từng buổi học là Th.S Đặng Thị Hoàng Khuê, Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Th.S. Phạm Thị Thuỳ Hương, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Báo cáo viên Th.S Đặng Thị Hoàng Khuê, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Với các nội dung bài giảng dạy gồm: Đánh giá tình trạng Dinh dưỡng người bệnh; Quy trình sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng (sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng người bệnh nội trú, sàng lọc nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho phụ nữ có thai).

Học viên làm bài test.

Theo chia sẻ của Th.S Đặng Thị Hoàng Khuê, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, việc sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.

Báo cáo viên Th.S. Phạm Thị Thuỳ Hương, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Suy dinh dưỡng người bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bệnh nhân và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc điều trị, tăng biến chứng và tăng chi phí điều trị.

Nhiều kiến thức bổ ích đã được tiếp thu.

Dựa trên đánh giá dinh dưỡng, các dinh dưỡng viên/ bác sĩ sẽ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bao gồm cả việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua ăn uống bằng đường miệng hoặc qua đường ống thông. Đánh giá dinh dưỡng cũng cung cấp thông tin hữu ích để bác sĩ và nhân viên y tế có thể quyết định liệu pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân

Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, phải chọn lựa công cụ sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng phù hợp với người bệnh là trách nhiệm của bác sĩ điều trị. Hầu hết các công cụ sàng lọc thể hiện 4 vấn đề cơ bản: sụt cân gần đây, chỉ số khối cơ thể (BMI), chế độ ăn gần đây, độ nặng của bệnh. Từ đó, phát hiện sớm người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng và cần can thiệp dinh dưỡng.

Rất đông học viên là bác sĩ, điều dưỡng viên các khoa lâm sàng tham dự 2 buổi đào tạo tập huấn.

Kết thúc các buổi đào tạo, mỗi học viên được làm bài kiểm tra cuối kỳ và đạt trên 65% sẽ được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế. Cạnh đó, từng học viên đã nâng cao được kiến thức, kỹ năng đánh giá, sàng lọc dinh dưỡng cho người bệnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 09 : 17