• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh viện đầu tiên tại Quảng Nam nội soi Ercp đặt stent metallic cho bệnh nhân u vater

Chiều nay 11/6, Ekip Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật nội soi Ercp đặt stent metallic cho bệnh nhân mắc u vater. Đây là phương pháp lần đầu tiên được áp dụng tại khu vực tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi.

Ekip bác sĩ, phẫu thuật viên phẫu thuật nội soi Ercp đặt stent metallic cho bệnh nhân nam N.M.L. mắc u vater.

Trước đó, ngày 3/6 bệnh nhân nam N.M.L. (85 tuổi, ngụ huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vào viện vì u vater biến chứng tắc mật, bệnh nhân này đã được hội chẩn ngoại khoa trước đó nhưng không còn chỉ định phẫu thuật triệt để loại bỏ khối u.

Qua hội chẩn, các bác sĩ quyết định lựa chọn phương pháp nội soi Ercp đặt stent metallic để dẫn lưu mật cho bệnh nhân. Những trường hợp như thế này thì phương pháp này là lựa chọn tối ưu nhất.

Chiều 11/6, bệnh nhân được Ekip Khoa Nội tiêu hóa thực hiện phương pháp nội soi Ercp đặt stent metallic, kỹ thuật này cũng được thực hiện như một ca Ercp thông thường và được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Tiến trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa 1 ống soi cửa sổ bên vào đến nhú vater sau đó đưa dụng cụ ngược dòng vào đường mật để tiến hành can thiệp stent.

Hình ảnh chụp dưới Carm stent sau khi đặt vào đường mật.

Bệnh nhân N.M.L. với dấu hiệu sinh tồn trước và sau phẫu thuật đều ổn. Hiện tại, bệnh nhân có nhiễm trùng do tắc mật sẽ được tiếp tục dùng kháng sinh. Dự kiến sẽ ra viện sau 3 ngày nữa.

Theo bác sĩ Tô Hùng - Khoa Nội tiêu hóa, phẫu thuật viên trực tiếp thực hiện ca nội soi chia sẻ: “Với phương pháp nội soi Ercp đặt stent metallic sẽ giải quyết tốt tình trạng tắc mật ở bệnh nhân u vater, u đầu tụy, nhưng không còn chỉ định phẫu thuật u. Phương pháp này giúp bệnh nhân tránh một cuộc phẫu thuật nối mật ruột.

“Nhú vater nằm ở D2 tá tràng (đoạn đầu của ruột non), là nơi dịch mật theo ống mật đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Khi bị u vater thì dịch mật sẽ bị tắc lại gây ra vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng nặng… U vater phần lớn là ác tính, nếu không phát hiện và điều trị sớm, tế bào ung thư có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, tiên lượng điều trị khó khăn” – Bác sĩ Tô Hùng cho biết thêm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 07 : 27