• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chứng hạ đường huyết bất thường sau ăn

Hạ đường huyết sau ăn do tăng tiết insulin bất thường với biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, đứng không vững.., có thể không liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Hạ đường huyết sau ăn do tăng tiết insulin rất hiếm gặp, có thể xảy ra ở người bình thường và bệnh nhân đái tháo đường, được gọi là hạ đường huyết sau ăn hoặc hạ đường huyết quá mức (reactive hypoglycemia). Vì hiếm gặp nên nếu không theo dõi kỹ và dành thời gian lắng nghe người bệnh kể các triệu chứng rất khó tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp có sẵn bệnh nền đái tháo đường, dễ lầm tưởng cơn hạ đường huyết do thuốc, trong khi hạ đường huyết quá mức có thể không liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Nhầm lẫn hạ đường huyết với triệu chứng đái tháo đường

Đầu tháng 10 vừa qua, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp nhận bà Đào Thị Lâm (67 tuổi, TP Thủ Đức). Bà đến bệnh viện thăm khám với triệu chứng đường huyết lúc tăng cao hơn 300, lúc giảm thấp dưới 70 bất thường, người mệt mỏi, toát mồ hôi, không ăn thì khỏe nhưng cứ ăn vào là thấy mệt, có tiền sử hôn mê do hạ đường huyết.

Trước đó, bà Lâm từng thăm khám ở nơi khác và được chẩn đoán đái tháo đường với chỉ số HbA1C cao. Sau một thời gian uống thuốc, bệnh không thuyên giảm mà cơ thể còn luôn trong tình trạng mệt mỏi, hạ đường huyết không rõ nguyên nhân. Mặc dù kết quả xét nghiệm HbA1C cao nhưng chỉ số đường huyết lúc đói của bà Lâm lại rất thấp, cùng với tình trạng đường huyết tăng giảm đột ngột như bà mô tả thì lại không phù hợp với triệu chứng của người đái tháo đường.

Sau khi bà Lâm kể bệnh, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm (chuyên khoa Nội tiết) nghi ngờ nguyên nhân hạ đường huyết có thể không phải từ bệnh đái tháo đường. Bác sĩ đề nghị bà ngưng dùng tất cả các loại thuốc và gắn máy theo dõi đường huyết liên tục dưới da để đo chỉ số đường tại nhà. Sau hai ngày, nhận thấy đường huyết của bà vẫn có các đợt tăng giảm bất thường đã loại trừ nguyên nhân do sử dụng thuốc, bác sĩ quyết định cho bà nhập viện.

Để tìm nguyên nhân gây ra tình trạng tăng giảm đường huyết, bác sĩ Trâm đã cho bà Lâm thực hiện một nghiệm pháp nhịn ăn trong vòng 48 tiếng, dưới sự theo dõi chặt chẽ của bệnh viện. Trong suốt khoảng thời gian này, bà Lâm vẫn cảm thấy thoải mái.

Sau khi làm nghiệm pháp nhịn đói, xác định không phải nguyên nhân do hạ đường huyết đói nên bác sĩ cho bệnh nhân ăn theo khẩu phần bình thường của người bệnh, theo dõi đường huyết sau ăn của bệnh nhân. Kết quả phát hiện sau khi ăn khoảng 5 tiếng, đường huyết của bà đột ngột giảm thấp với chỉ số dưới 40mg/dL. Người bệnh ngay lập tức được cho thử máu để kiểm tra nồng độ insulin tại thời điểm hạ đường huyết, kết quả là insulin tiết ra rất nhiều.

Bác sĩ Trâm kết luận, bà Lâm mắc phải hội chứng hiếm gặp được gọi là hạ đường huyết sau ăn do tiết insulin bất thường và được điều trị bằng thuốc ức chế hấp thu glucose tại ruột cùng với chế độ ăn ít carbohydrate. Chỉ sau 2 ngày, tình trạng đường huyết của bà Lâm đã ổn định trở lại, không có cơn hạ đường huyết muộn sau ăn. Bệnh nhân được xuất viện và tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tại nhà. Hiện tại, đường huyết bệnh nhân dao động trong khoảng cho phép, không còn xảy ra cơn hạ đường huyết.

ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm đang hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. Ảnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm đang hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Điều trị chứng hạ đường huyết sau ăn do rối loạn insulin

Sau khi ăn vào, cơ thể tăng tiết insulin quá mức gây hạ đường huyết. Người mắc có biểu hiện điển hình như ăn vào là mệt mỏi, chóng mặt, đứng ngồi không vững, khó tập trung, đau đầu, có khi bị đau tim, ngất xỉu, đường huyết tụt sâu sau khi ăn khoảng 2-5 giờ.

Bác sĩ Quỳnh Trâm cho biết, việc điều trị chứng hạ đường huyết sau ăn do rối loạn tiết insulin về cơ bản cần tuân thủ nguyên tắc: theo dõi đường huyết liên tục; ăn nhiều cử nhỏ, quản lý chế độ ăn uống với các thực phẩm ít carbohydrate; uống thuốc ức chế hấp thụ glucose tại ruột trước khi ăn và kết nối thường xuyên với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Hạ đường huyết sau ăn cần được điều trị càng sớm càng tốt vì lượng đường trong máu xuống thấp sẽ gây tổn hại nặng nề đến chức năng thần kinh và não bộ. Các biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải như ngất xỉu, hôn mê, cũng như khiến người bệnh dễ gặp phải các chấn thương nguy hiểm, nhất là khi đang lái xe trên đường.

Tên nhân vật đã được thay đổi

Ngọc An


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 25