• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mất ngủ vì đau lưng, tê chân tay

Hỏi:

Tôi 42 tuổi, là công nhân may. Hai tháng nay tôi bị đau cổ và thắt lưng, cảm giác chân tay lúc nào cũng tê, ngồi làm chưa đầy 5 phút là khó chịu. Đêm nằm ngủ thì bị đau lưng, xoay thế nào cũng đau. Ngồi cũng đau, nằm càng đau khiến tôi bị mất ngủ, mệt quá thì gần sáng ngủ được chút chứ ngủ không ngon. Tôi có đi khám bệnh và chụp x-quang, bác sĩ bảo tôi bị thoái hóa đốt sống cổ, mất đường cong tự nhiên cộng thêm thoái hóa khớp cổ tay nhưng lưng không thấy vấn đề gì. Bác sĩ kê đơn uống thuốc và tập vật lý trị liệu cho tôi gần hai tháng nay nhưng thấy không ăn thua. Tôi phải nuôi hai con nhỏ nên không thể nghỉ làm được. Mong bác sĩ chỉ cho tôi phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Trả lời:

Thứ nhất, công nhân may thường ngồi cúi cổ làm cho tình trạng cột sống mau bị hư hơn. Tư thế tiêu chuẩn là cột sống cổ cong ra trước, cột sống thắt lưng cong ra trước, cột sống ngực cong ra sau. Nhưng tư thế của công nhân may hoàn toàn ngược lại.

Thứ hai, bệnh nhân này có triệu chứng đau vào ban đêm rất đặc trưng, cho thấy không đơn thuần là thoái hóa. Thoái hóa là vấn đề của cơ học, tức là khi chúng ta ngồi làm mới bắt đầu bị đau, chúng ta nằm nghỉ nó phải đỡ. Đau vào ban đêm là hiện tượng của viêm. Hiện tượng viêm làm các rễ thần kinh bị phù nề, bệnh nhân sẽ thấy tê mỏi và khó chịu. Do đó, nếu kháng viêm không đủ, chắc chắn bệnh nhân sẽ còn đau. Làm việc quá sức hoặc sai tư thế, triệu chứng đau càng tiếp tục.

Đây là một trường hợp điển hình cho thấy nếu không phân tích kỹ các triệu chứng của một bệnh nhân bị thoái hóa, nghĩ tất cả thoái hóa đều giống nhau là sai lầm.

Với trường hợp này, người bệnh không thay đổi được tư thế và có thể đánh giá thấp tình trạng viêm của mình. Bệnh nhân nên đi khám lại để bác sĩ xét nghiệm máu xem hiện tượng viêm trong cơ thể có tăng cao không. Lúc đó cần sử dụng thuốc kháng viêm mạnh hơn trong một giai đoạn ngắn dưới sự kiểm soát của bác sĩ để xử lý hết viêm. Vì với những thuốc kháng viêm mạnh, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra hội chứng cushing bao gồm: loãng xương (hay còn gọi mục xương), mặt sưng lên, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận.

Ngoài ra, có thể kết hợp điều trị bằng từ trường, lazer vì các tia này chiếu sâu tới cột sống, tác động lên các mấu khớp, làm giảm viêm.

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, cần phân tích chế độ sinh hoạt và làm việc của họ có phù hợp không. Đây là các tác nhân gây ra tình trạng thoái hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ cần kiểm tra người bệnh thoái hóa ở giai đoạn cơ học, viêm hay giai đoạn mạn tính và có triệu chứng của đau thần kinh (rối loạn dinh dưỡng do đau lặp đi lặp lại hoặc đau do chèn ép rễ thần kinh). Phân tích các triệu chứng này để kê đơn thuốc phù hợp, đồng thời kết hợp với trị liệu bằng sóng xung kích, từ trường... và massage trên sóng làm giãn các nhóm cơ thì sẽ làm giảm tình trạng viêm.

Bệnh nhân phải nhớ rằng sức khỏe của mình là quan trọng nhất, nếu không còn sức khỏe thì không thể làm được việc khác. Bạn nên xin nghỉ phép trong khoảng một tuần để giải quyết dứt điểm vấn đề của mình, sau đó quay trở lại làm việc vì bệnh để dây dưa rất khó chữa trị.

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Nguồn:www.bvtwqn.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 22