A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Suy giãn tĩnh mạch “tấn công” giới trẻ

Suy giãn tĩnh mạch thường được nhắc đến là căn bệnh ở người già, nhưng hiện nay bệnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở người trẻ do thói quen ăn uống, đi giày cao gót, công việc văn phòng…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS. Phan Thị Nghĩa - Khoa Nội tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

  1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Khái niệm suy giãn tĩnh mạch chi dưới gồm hai vế:

Giãn tĩnh mạch chi dưới là giãn bất thường tĩnh mạch vùng đùi, cẳng chân, bàn chân dưới nhiều hình thái như: giãn tĩnh mạch dạng lưới, dạng mạng nhện hoặc giãn tĩnh mạch lớn hơn 3mm tạo thành các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da.

Suy tĩnh mạch chi dưới: Chức năng chính của các tĩnh mạch chi dưới là vận chuyển máu ít oxy ở vùng chi dưới trở về tim. Khi các cơ chế giúp sự vận chuyển máu về tim bị suy giảm, thì máu sẽ bị trào ngược và ứ trệ ở tuần hoàn chi dưới, gây tăng áp lực trong tĩnh mạch chi dưới và gây ra các triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới.

Bệnh nhân có thể chỉ bị giãn hoặc chỉ bị suy tĩnh mạch, nhưng thường bệnh nhân có cả hai tình trạng này.

  1. Nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân:

Ở phụ nữ, bác sĩ lưu ý số lần mang thai làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, sử dụng thuốc tránh thai uống có liên quan với tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Việc suy giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hoá một phần là do người trẻ ngày càng quan tâm thẩm mỹ nhiều hơn, nên tỷ lệ bệnh nhân trẻ đi khám khi có biểu hiện giãn tĩnh mạch ở da ngày càng nhiều.

Sở dĩ bệnh suy giãn tĩnh mạch gia tăng ở người trẻ cũng một phần đến từ thói quen ăn uống chưa khoa học hiện nay, trong đó việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, các loại đồ ăn dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe với số lượng lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu của cơ thể dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng, quá mức.

Việc tăng cân này sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch, gây suy yếu và giãn ra theo thời gian. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi các tĩnh mạch không thể nổi trên bề mặt da ở những người thừa cân béo phì, dẫn đến khó phát hiện bệnh hơn.

Mỗi ngày phải ngồi nhiều, ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu, ít vận động, ít uống nước... dẫn đến người trẻ làm việc văn phòng có nguy cơ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn. Tình trạng tăng cân mất kiểm soát, thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là những nguyên nhân phổ biến.

Đối với nữ giới, việc mang giày cao gót thường xuyên sẽ cản trở sự lưu thông của máu, gia tăng áp lực lên đôi chân nên nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân càng cao. Tương tự, thói quen ngồi vắt chéo chân cũng ảnh hưởng quá trình lưu thông máu.

Nữ văn phòng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch rất cao.

Nhiều người hay có thói quen ngâm chân trong nước nóng, thế nhưng nếu bị suy giãn tĩnh mạch thì việc ngâm chân sẽ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. Tác động nhiệt lên chân sẽ dẫn đến mạch máu giãn nở, van tĩnh mạch vốn hở sẽ càng hở nhiều hơn, khiến máu trào ngược nhiều hơn trong lòng tĩnh mạch, lâu ngày khiến tĩnh mạch to ra và sưng lên.

  1. Hình thành thói quen tốt, ăn uống khoa học

Những người trẻ cần duy trì các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, trong đó lựa chọn các bộ môn phù hợp như đi bộ, xe đạp, bơi lội hay tập yoga. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả tươi, ngũ cốc nhằm bổ sung chất xơ và vitamin, duy trì cân nặng hợp lý.

Ngoài ra nên chọn các trang phục thoải mái, rộng rãi, sử dụng các loại giày đế bằng để di chuyển. Đối với các công việc văn phòng phải ngồi hoặc đứng lâu thì nên có sự thay đổi tư thế chân, di chuyển đi lại giữa giờ.

Cần bỏ thói quen ngồi bắt chéo hai chân, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây để nạp vitamin, uống từ 1.5 lít nước mỗi ngày.

Nếu vì tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng lâu, người trẻ nên tạo cớ đứng lên hoặc di chuyển mỗi 30 phút một lần: đứng dậy vươn vai, đi uống nước, lấy vật dụng gần đó…

Đối với những người có công việc đặc thù bắt buộc ngồi nhiều, đứng lâu: thợ may, phẫu thuật viên … có thể dự phòng bệnh bằng đeo tất áp lực dự phòng.

Mọi người cần tăng cường tập thể dục, đặc biệt các động tác thể dục ở chân giúp lưu thông máu ở chi dưới tốt hơn, giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

bernard-duy-tri-chay-bo

 Duy trí thói quen chạy bộ mỗi ngày để phòng suy giãn tĩnh mạch.

  1. Chẩn đoán, điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đơn vị bệnh viện uy tín nào?

Tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam là đơn vị tiên phong trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo mô hình đa chuyên khoa, sử dụng các thiết bị hiện đại: Siêu âm Doppler đánh giá huyết động học ở tư thế đứng, hệ thống CT scan và hệ thống cộng hưởng từ (MRI) chụp mạch máu chuyên sâu.

Siêu âm Doppler giúp phát hiện dòng trào ngược trong tĩnh mạch.

Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam có nhiều năm kinh nghiệm, chu đáo và nhiệt tình. Người bệnh được thăm khám tỉ mỉ, tầm soát sớm, phát hiện chính xác giai đoạn bệnh, được điều trị bằng phương pháp ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh, hạn chế rủi ro biến chứng, bảo tồn các cơ quan chức năng, cho kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

—-----------------------------------

♻️ Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám bệnh hoặc cần giải đáp thắc mắc về các dịch vụ thăm khám, vui lòng liên hệ bằng các hình thức:

☎️ Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977132208

💬 Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

⛳️Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

☎️ Hotline: 1900561511

🔵 Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

🌐 Website: http://www.bvtwqn.vn

🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

💠Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 09 : 12