• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần làm gì sau khi tán sỏi qua da?

Cần làm gì sau khi tán sỏi qua da?

Tán sỏi qua da là phương pháp ít gây đau đớn, hiệu quả cao, ít biến chứng cũng như ít tổn thương thận. Tuy nhiên, sau khi tán sỏi người bệnh vẫn nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh tái phát sỏi thận sau này.

Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ CKI.Trần Văn Do - Phụ trách khoa Ngoại tổng hợp-Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam: 

  1. Tán sỏi qua da là gì?

Tán sỏi thận qua da là một phương pháp nội soi đặc biệt để điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản hiệu quả cao. Đây là phương pháp điều trị sỏi với nhiều ưu điểm vượt trội:

- Phẫu thuật nhẹ nhàng, hạn chế nhất cảm giác đau đớn, thời gian tiến hành điều trị ngắn (trong 1 giờ), thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh cho sức khỏe và nhanh trở lại làm việc nhanh.

- Tránh được sẹo mổ cho bệnh nhân, đồng nghĩa với việc tránh được những rủi ro biến chứng nếu phẫu thuật với vết mổ rộng để vào thận lấy sỏi.

- Khắc phục hoàn toàn tình trạng sỏi còn sót.

- Giảm tối đa tình trạng nhiễm trùng sau mổ so với phương pháp mổ thường.

- Ít tổn thương đến thận (tỷ lệ ảnh hưởng tán sỏi nội soi qua da đến chức năng hoạt động của thận thấp hơn 1%.  

 

  1. Để không tái phát sỏi thận, cần làm gì?

Thực tế rằng, số lượng người bệnh sau điều trị sỏi thận có đến 20% nguy cơ bị tái phát lại sau đó. Nguyên nhân chính việc dễ tái phát sỏi thận nằm ở chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Để hạn chế việc tái phát sỏi thận, người bệnh nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cẩn thận để tránh tái phát về sau:

 

  1. 2.1. Các thực phẩm NÊN ăn sau khi tán sỏi:

- Ăn, uống các thực phẩm giúp lợi tiểu: Rau cần tây, nước cam hoặc chanh, rau cải, củ cải đường, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô, nước đậu đen (không đường hoặc ít đường)...

- Ăn các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa: rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,...

- Uống đủ nước: Nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơ thể. Đối với bệnh nhân vừa được tán sỏi thận, nước giúp tăng cường bài tiết nước tiểu để đào thải cặn sỏi trong quá trình tán sỏi. Mặt khác, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể làm hạn chế khả năng lắng đọng nước tiểu, ngăn cản các tinh thể trong nước tiểu kết tụ thành sỏi, từ đó giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.

Mỗi ngày bệnh nhân cần bổ sung 2-3 lít nước, có thể từ nhiều nguồn khác nhau như: Nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước canh/ súp trong bữa ăn.

- Bổ sung các loại trái cây: Trái cây chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe ở giai đoạn phục hồi. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi, đu đủ, kiwi,... rất tốt cho bệnh nhân sau khi tán sỏi thận. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường miễn dịch và nâng cao sức khỏe, giúp người bệnh giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu sau các can thiệp ngoại khoa hay tán sỏi ngoài cơ thể.

  1. 2.2. Các thực phẩm KHÔNG NÊN ăn sau khi tán sỏi:

- Hạn chế thực phẩm giàu oxalat và canxi: Bệnh nhân sau khi tán sỏi cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat và canxi như tôm, cua, đồ hải sản, sôcla…Vì nguy cơ tái phát sỏi.

- Hạn chế muối sau tán sỏi thận: Ăn nhiều muối gây tích tụ oxalate, là tiền đề hình thành sỏi thận và có thể làm nặng thêm tình trạng suy thận. Sau tán sỏi chỉ nên ăn tối đa 3 gam muối mỗi ngày.

- Hạn chế đường: Cần hạn chế các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, sôcôla,... sau khi tán sỏi, do đường sucrose và fructose làm tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh lý khác như đái tháo đường. Đặc biệt, ăn nhiều socola còn làm tăng gốc oxalate và tích tụ sỏi.

- Hạn chế lượng đạm: Đạm rất cần thiết cho cơ thể, giúp phục hồi năng lượng sau các phẫu thuật, can thiệp. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi tán sỏi không nên lạm dụng các thực phẩm giàu đạm, việc tiêu thụ đạm quá nhiều có thể gây tích tụ acid uric trong máu, hình thành muối urat tích tụ tại thận và tăng nguy cơ tạo sỏi.

- Tránh ăn thức ăn cứng, cay nóng: Thức ăn cay, nóng hay các loại thực phẩm khó tiêu có thể khiến bệnh nhân táo bón. Do đó cần tránh các loại thực phẩm này sau khi tán sỏi để lưu thông tiêu hoá được dễ dàng hơn.

- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ: Việc tiêu thụ nhiều dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, do đó bệnh nhân mới tán sỏi xong cần hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như món chiên, rán hay các loại thức ăn nhanh. Thay vào đó nên ưu tiên cách chế biến hấp, luộc.

- Hạn chế thức uống có cồn và chất kích thích: Bệnh nhân sau khi tán sỏi không được sử dụng rượu bia, thức uống có cồn hay các chất kích thích như cà phê, nước chè đặc vì sẽ khiến thận làm việc liên tục để thải độc.

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi thận sau khi tán sỏi. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ tư vấn, lưu ý những thực phẩm không nên ăn để hạn chế tối đa các vấn đề bất thường và tái phát sỏi sau khi tán.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám và điều trị các bệnh sỏi thận cùng các chuyên gia đầu ngành và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vui lòng liên hệ Hoilne: 1900561511 HOẶC đến trực tiếp Bệnh viện đăng kí phòng khám Ngoại tổng hợp để được tư vấn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 21