• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng ngừa chảy máu cam mùa nắng nóng

Nắng nóng khiến cơ thể tăng nhiệt, mất nước, ảnh hưởng niêm mạc vùng mũi, sung huyết làm cho nhiều người gặp phải tình trạng chảy máu cam.

Dù chảy máu cam không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm, nhưng có thể khiến một số người cảm thấy lo sợ, nhất là khi chảy máu nhiều. Vì không là triệu chứng nghiêm trọng nên chảy máu cam có thể tự điều trị tại nhà. Bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Lương Thị Kim Thương – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam sẽ chia sẻ cho bạn một vài cách phòng ngừa chảy máu cam thời tiết nắng nóng mùa hè.

  1. Nguyên nhân chảy máu cam:

Hiện nay, các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đang vào giai đoạn nắng nóng gây gắt trong năm với nhiệt độ có ngày lên tới gần 38 độ C, giờ cao điểm ngoài trời lên tới 39 - 40 độ C.

Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhiệt trong cơ thể, gây mất nước, ảnh hướng đến niêm mạc vùng mũi, sung huyết dễ chảy máu. Trẻ em và người già là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi nắng nóng do miễn dịch yếu, dễ bị viêm mũi xoang và sự thích nghi với điều kiện khắc nghiệt kém.

Các triệu chứng thường gặp của chảy máu cam là máu thường chỉ chảy ra từ một bên mũi. Một số trường hợp thì mũi của người bệnh sẽ đầy máu vì bị chảy máu cam quá nhiều. Mất máu quá nhiều có thể gây chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp chảy máu cam nào gặp các triệu chứng này.

  1. Cách xử trí khi chảy máu cam:

Bác sĩ Kim Thương hướng dẫn cách xử trí khi chảy máu mũi như sau:

  • Người bệnh nên ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước.
  • Dùng hai ngón tay bóp chặt cánh mũi và thở bằng miệng để ngăn máu chảy ra, máu chảy xuống họng thì nhả ra, không nuốt vì sẽ gây nôn ói.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 phút để máu trong mũi đông lại.
  • Dùng khăn ướt lau máu quanh mũi, chú ý không lau bên trong mũi để tránh chạm vào vị trí đang bị tổn thương khiến máu chảy ra lại.
  1. Lưu ý khi sơ cứu chảy máu cam:
  • Người bệnh không nên ngửa đầu ra sau hoặc hít máu vào. Điều này sẽ khiến máu bị chảy ngược nuốt vào dạ dày gây ói, hoặc hít sặc vào phổi.
  • Không nên hoạt động ngay sau khi vừa cầm máu, thay vào đó nên ngồi hoặc nằm yên nghỉ ngơi, vài ngày sau đó hạn chế làm việc nặng.
  • Không nên đụng chạm vào mũi ngay sau khi vừa cầm được máu để tránh làm chảy máu trở lại.
  • Để phòng tránh chảy máu mũi trong những ngày thời tiết nắng nóng, bác sĩ khuyên người dân nên hạn chế ra ngoài trời vào các giờ nắng nóng cao điểm (từ 11 trưa đến 14 giờ chiều).
  • Khi đi ngoài đường nên mặc các loại áo chống nắng chuyên dụng, có chức năng chống tia cực tím nhưng mỏng và thoáng mát. Tránh mặc quần áo chống nắng chất liệu dày, bí khiến cơ thể ủ nhiệt dẫn đến sốc nhiệt hoặc chảy máu mũi.
  • Hạn chế uống rượu gây kích ứng các mao mạch trong niêm mạc mũi
  • Nhà cửa nên vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ
  1. Phòng ngừa chảy máu cam
  • Đối với trẻ em:
  • Phụ huynh nên cho con uống nhiều nước, nước trái cây, hướng dẫn trẻ tránh nắng khi ra ngoài trời như đội mũ nón, đeo khẩu trang, không đi chân đất.
  • Trong chế độ ăn uống nên tăng cường các loại rau xanh mát như mồng tơi, rau muống, rau dền; hạn chế ăn các thực phẩm nóng như mì ăn liền, đồ chiên rán.
  • Trẻ cần uống đủ nước vào mùa nắng, đặc biệt khi hoạt động ngoài trời
  • Đối với người già:
  • Không nên đi lại nhiều ngoài trời nắng, cố gắng uống nhiều nước, dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây trong các bữa ăn. Đặc biệt không ngủ trong điều kiện phòng nhỏ, bí.

Chảy máu mũi do nắng nóng không nguy hiểm nhưng chảy máu mũi cũng có thể là triệu chứng của một số tình trạng bệnh tật tiềm ẩn như ung thư, chấn thương hàm mặt, viêm mũi xoang… Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám nếu chảy máu mũi thường xuyên, lặp lại nhiều lần trong 2 tuần để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

—-----------------------------------

 Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch hẹn khám bệnh hoặc cần giải đáp thắc mắc về các dịch vụ thăm khám, vui lòng liên hệ bằng các hình thức:

Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977132208

Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

Hotline: 1900561511

Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

Website: http://www.bvtwqn.vn

Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 09 : 12