A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh viêm phổi – Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & phòng bệnh

Trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi có thể xem là vấn đề phổ biến nhất. Vậy, bệnh viêm phổi là gì? Vì sao tình trạng này lại xảy ra? Người mắc bệnh có những triệu chứng đặc trưng nào? Đâu là cách điều trị cũng như phòng ngừa tốt nhất.

Chúng ta sẽ được giải đáp thắc mắc qua chia sẻ chuyên môn của bác sĩ Phạm Thị Hòa, chuyên khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam với chủ đề: “Viêm phổi – những điều cần biết” ngày hôm nay.

Bệnh viêm phổi là gì và nguyên nhân của viêm phổi:

Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của nhu mô phổi (viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ phổi), có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

    • Vi khuẩn (vi khuẩn thường gặp lẫn vi khuẩn không điển hình)
    • Virus như cúm, RSV, Adenovirus….
    • Ngoài ra, các yếu tố như hút thuốc, ô nhiễm không khí, và tiếp xúc gần với người bị bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi.

Triệu chứng của viêm phổi:

Viêm phổi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Các dấu hiệu phổ biến gồm:

    • Ho, thường kèm theo đờm, đờm có thể màu vàng, xanh hoặc màu rỉ sắt.
    • Sốt cao, ớn lạnh, và đổ mồ hôi.
    • Khó thở hoặc đau ngực khi hít thở sâu.
    • Mệt mỏi, chán ăn, thậm chí lú lẫn ở người cao tuổi.

Nếu bạn hoặc người thân gặp những triệu chứng này, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời.

Chẩn đoán bệnh viêm phổi:

Để chẩn đoán viêm phổi, bác sĩ sẽ dựa vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm. Các bước thường gồm:

    • Thăm khám lâm sàng.
    • Chụp X-quang phổi phát hiện các tổn thương trên nhu mô phổi, CT Scan ngực khi XQuang tim phổi phát hiện bất thường nghi ngờ.
    • Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh.

Chẩn đoán chính xác rất quan trọng để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Vi khuẩn là tác nhân gây viêm phổi phổ biến nhất.

Phòng bệnh viêm phổi:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh và dưới đây là những cách đơn giản để bảo vệ phổi của bạn:

- Tiêm phòng đầy đủ, bao gồm vắc xin cúm hằng năm và vắc xin phế cầu 5 năm/lần ở người > 60 tuổi hoặc > 50 tuổi nếu mắc phải các bệnh mạn tính như đái tháo đường, COPD, suy tim, bệnh nhân cắt lách... để làm giảm tần suất và mức độ nặng của bệnh

- Giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang nơi đông người.

- Duy trì lối sống lành mạnh: không hút thuốc, tập thể dục đều đặn, và ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.

- Hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường!

 📲Tư vấn, đặt hẹn: 1900561511 hoặc 0977 132 208 - ĐD Nguyễn Thị Kiều – Phụ trách Điều dưỡng khoa Khám bệnh

📥Inbox Fanpage: https://www.facebook.com/bvdktuqn

—------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG QUẢNG NAM

⛳️Đ/c: Tam Hiệp, Núi Thành, Quảng Nam

☎️ Hotline: 1900561511

🔵 Zalo OA: https://zalo.me/1675055557054703361

🌐 Website: http://www.bvtwqn.vn

🎥 Youtube: https://www.youtube.com/@BVDKTrunguongQuangNam

💠Fanpage: https://m.facebook.com/bvdktuqn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 03 : 18