• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa các chất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo theo rối loạn chuyển hóa glucid (bột đường) do thiếu Insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tuỵ. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt là mắt, thần kinh, thận, tim, mạch máu và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 hằng năm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về: “Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường” qua tư vấn chuyên môn của Thạc sĩ dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Để quý người dân đang mắc bệnh đái tháo đường có thể có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường sức khỏe và đẩy lùi bệnh đái tháo đường.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh ĐTĐ:

- Duy trì sức khỏe tốt, tránh suy kiệt do ăn uống kiêng khem.

- Tránh tăng đường máu quá mức do không biết chọn thực phẩm, giúp đường huyết ổn định, giảm các biến chứng.

2. Nguyên tắc chế độ ăn người bệnh đái tháo đường:

- Ăn đúng bữa: ăn đủ 3 bữa chính, có thể sử dụng 1 cữ phụ ban đêm nếu người bệnh hay bị hạ đường huyết.

- Không thay đổi quá nhanh và nhiều: cơ cấu cũng như khối lượng bữa ăn. Thực phẩm chứa Glucid phân bố trong bữa ăn theo nhu cầu.

- Lựa chọn ưu tiên: thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI<55) trong bữa ăn.

3. Cách lựa chọn thực phẩm:

Nhóm bột đường: Gạo (gạo tẻ, gạo lứt,...) 200-300g tương đương 4 lưng bát cơm/ngày. Gạo giã dối, gạo nguyên cám được khuyến khích sử dụng.

Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ (mỗi loại chỉ ăn 1 lần/ngày, tối đa 2 lần từ 100 -150g). Bánh ngọt (<30 gam/ngày). Hạn chế sử dụng đường, kẹo, mật ong, nước ngọt trừ khi bị hạ G huyết.

Cần lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI <55). Không ăn thực phẩm có CSĐH cao đơn độc mà phối hợp với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp. Lượng Glucid cân đối trong các bữa ăn theo tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác.

Nhóm chất đạm:

Thịt, cá (100-150g/ngày).

Đối với người thừa cân - béo phì hoặc có bệnh lý tim mạch: dùng thịt nạc, thịt gà thì cần bỏ da. Tăng đạm thực vật từ các loại đậu: đậu phụ (150-200g/ngày), sữa đậu nành không đường(200-400 ml/ngày).

Nên chọn sữa tách béo không đường, hoặc sữa dành riêng cho người bệnh đái tháo đường (GI (chỉ số đường huyết) <35)

Nhóm chất béo:

Khẩu phần chất béo toàn phần cao có liên quan tới hàm lượng Insulin lúc đói cao hơn và chỉ số nhạy cảm Insulin thấp hơn.

  • Khẩu phần chất béo no <7% tổng số năng lượng. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng, đồ hộp.
  • Tăng dầu thực vật vì nhiều axít béo không no cần thiết, 10-20g/ngày (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu).

Nhóm rau, trái cây:

  1. xơ trong rau xanh có tác dụng giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, giảm mỡ máu và chống táo bón.
  2. ăn rau, quả chín và thực phẩm giữ nguyên tính chất tự nhiên: ăn quả cả miếng, ăn quả cả vỏ (nếu được).
  • sử dụng có hiệu quả chất xơ: khi chế biến thức ăn không xay sát quá kỹ, quá nhuyễn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế. Ăn nhiều món rau trộn salát, luộc và phối hợp với thực phẩm ngũ cốc. Nên ăn 300 - 500g rau các loại /ngày và 200 trái cây ít ngọt như bưởi, mận, táo, cam, bơ…. Hạn chế trái cây ngọt (dưới 100g) như xoài, nhãn, sầu riêng, mít… Không nên ăn quả sấy khô. Nên ăn rau trước khi ăn cơm.

Các loại đồ uống:

Nước: Nước khoảng 2lít /ngày. Nên uống trước khi ăn 30 phút. Không nên uống nước ngọt, sinh tố, nước ép hoa quả.

Rượu: nguy cơ làm hạ đường máu. Có thể uống được 1 số rượu nhẹ đối với nam <100ml, nữ <50ml.

Bia: không uống nhiều. Nam <500ml/ngày, nữ <330 ml/ ngày.

- Uống rượu nặng và quá mức có thể hạ G huyết (ban đêm, dùng insulin)

- Để giảm nguy cơ hạ đường huyết, nên uống cùng thức ăn.

4. Hoạt động thể lực

Cải thiện độ nhạy cảm insulin, giảm đường máu, giảm sử dụng thuốc hạ đường máu. Tập thể lực 30-60phút/lần, 3-4 lần/tuần. Duy trì giảm cân (nếu BMI>23). Không luyện tập gắng sức khi đường máu 250-270mg/dl (13,88 – 15 mmol/L) hoặc khi hạ đường máu.  


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 12 : 10