• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy

Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy

Viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP) là một bệnh lý thường gặp tại các đơn vị chăm sóc hồi sức tích cực (ICU), chiếm tỉ lệ từ 8 - 10% trong số các bệnh nhân và chiếm khoảng 27% các bệnh nhân thở máy. Viêm phổi liên quan đến thở máy làm kéo dài thời gian điều trị tại ICU, tăng thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị, tỉ lệ tử vong từ 20 - 50% thậm chí lên tới 70% nếu là do vi khuẩn đa kháng kháng sinh.

 

Viêm phổi do vi khuẩn ngày càng gia tăng nhanh chóng gây khó khăn trong điều trị kháng sinh ban đầu. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa đặc biệt khoa Hồi sức tích cực đang phải đương đầu.

Theo đó, chiều ngày 23/10/2024, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tổ chức chương trình tập huấn “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy” cho mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng và đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng các khoa trực tiếp liên quan gồm Khoa HSTC-CĐ, Khoa Cấp cứu, khoa Nội tổng hợp và khoa Gây mê hồi sức.

Thông tin chuyên môn tại buổi tập huấn được chia sẻ bởi BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Diễm-Khoa hồi sức tích cực -Chống độc và ĐD. Trần Thị Tuyết Trâm-Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

 

Viêm phổi liên quan đến máy thở là viêm phổi phát sinh sau khi đặt nội khí quản ít nhất 48 tiếng hoặc trong vòng 48 tiếng sau khi rút ống. Viêm phổi liên quan đến máy thở là một phân nhóm của viêm phổi mắc phải tại bệnh viện và thường liên quan đến nhiều mầm bệnh kháng thuốc hơn, kết quả điều trị kém hơn so với các dạng viêm phổi mắc phải tại bệnh viện khác. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa hồi sức tích cực phải đối mặt vì khó chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.

Để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện, cần thực hiện các biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các khoa/phòng liên quan để mang lại hiệu quả cao như: tổ chức tập huấn và đào tạo chuyên môn, thực hiện việc kiểm tra và giám sát; khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ hỗ trợ hô hấp gồm dụng cụ liên quan đến thở máy và hỗ trợ hô hấp khác, dụng cụ liên quan đến thở khí dung, dụng cụ liên quan đến máy gây mê; phòng ngừa lây nhiễm do nhân viên y tế, chăm sóc người bệnh hôn mê đúng cách để phòng ngừa viêm phổi do hít phải mầm bệnh; chăm sóc người bệnh có đặt nội khí quản, mở khí quản và có thông khí nhân tạo hỗ trợ khác đúng quy định; chăm sóc tốt đường hô hấp cho người bệnh trong thời gian hậu phẫu và các biện pháp phòng ngừa khác...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 10 : 23