• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vai trò của sắt đối với trẻ em

Thiếu sắt có thể khiến cho trẻ kém phát triển, hay bị đau ốm và mệt mỏi. Vậy sắt có tầm quan trọng như thế nào và cách phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây được chia sẻ bởi BSCKII. Lỹ Vũ Thị Bảo Thanh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

  1. Vai trò của Sắt

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh.

Sắt là thành phần quan trọng trong huyết sắc tố, xitocrom, myoglobin và nhiều enzyme.

Sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.

  1. Nhu cầu sắt ở trẻ em

Bổ sung sắt cho bé 3 tháng thường không cần thiết vì trẻ khi mới được sinh ra đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:

  • Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
  • Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
  • Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
  • Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

  1. Nguyên nhân và biểu hiện thiếu sắt

Trẻ có thể bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bắt nguồn từ việc:

  • Ăn uống không đủ chất;
  • Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém;
  • Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng;
  • Mất máu do nhiễm giun sán.

Các nguy cơ thiếu sắt: trẻ sinh non tháng, trẻ bú mẹ hoàn toàn mà mẹ thiếu dưỡng chất, trẻ biếng ăn, trẻ ăn chay.

Biểu hiện trẻ bị thiếu sắt:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Hay mệt mỏi, chóng mặt
  • Tóc khô xơ, móng tay mềm giòn
  • Dễ bị nhiễm trùng
  1. Sử dụng sắt như thế nào?

Có hai loại sắt được tìm thấy trong thực phẩm hàng ngày:

  • Sắt động vật: thường hay có trong những loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu…), hải sản (cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, nghêu, sò…), gia cầm, trứng và nội tạng động vật như gan, thận.
  • Sắt thực vật: hiện diện trong các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống, bông cải xanh…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô…

Nguồn sắt thực vật sẽ không được cơ thể hấp thu tốt như sắt động vật.

Chỉ nên được sử dụng sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý khi cha mẹ cho con uống thuốc sắt:

  • Sắt được hấp thu tối đa lúc bụng đói. Vì vậy, nên uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Nếu có thể, nên dùng chung với Vitamin C hoặc những thực phẩm giàu Vitamin C để tăng hấp thu sắt.
  • Trong trường hợp, trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa…), có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần.
  • Một số thức ăn, có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, coca và các loại nước có ga… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt.

Dự phòng thiếu sắt ở trẻ em

  • Cung cấp thực phẩm giàu chất sắt trong các bữa ăn và đồ ăn nhẹ
  • Đừng lạm dụng sữa
  • Tăng cường hấp thu sắt bằng các thực phẩm giàu vitamin C

Tóm lại, bổ sung sắt cho trẻ mỗi ngày giúp làm tăng huyết sắc tố và ferritin. Ngoài ra, tác dụng của việc bổ sung sắt trên lâm sàng cũng có liên quan đến cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và phát triển nhận thức của trẻ. Cần bổ sung sắt cho bé 9 tháng trở lên.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 21