• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Viêm gan B - theo dõi tránh hệ lụy, điều trị ung thư gan

Vừa qua, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã tiếp nhận và điều trị bằng nút mạch u gan thành công 4 ca bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), trong đó có 2 ca biến chứng vỡ - sốc mất máu – tiên lương nguy kịch, rất nặng. Tất cả các bệnh nhân trên đều có chung một điểm là không được tầm soát, phát hiện và theo dõi biến chứng của viêm gan B đúng cách. Điển hình gồm 2 ca bệnh:

Hình ảnh khối u gan phải vỡ trước khi nút mạch cầm máu của bệnh nhân Hồ Văn B.

1. Ca bệnh thứ nhất là bệnh nhân Hồ Văn B. (54 tuổi, trú xã Bình Long, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang lao động thì đột ngột đau tức bụng dữ dội vùng hạ sườn phải lan toàn bụng, da niêm nhợt nhạt, mệt mỏi, ngất xỉu, huyết áp tụt, khai thác tiền sử bệnh nhân có bị viêm gan B virus nhưng không theo dõi và điều trị.

Đây là vị trí chảy máu khi vỡ khối u gan phải.

Bệnh nhân được làm xét nghiệm và chẩn đoán là HCC gan phải vỡ, xơ gan Child A, sốc mất máu nặng, tiên lượng rất nguy kịch. Các khoa lâm sàng liên quan đã hội chẩn với nhau đưa ra chiến lược vừa hồi sức (bù dịch, bù máu, nâng sức) đồng thời với quyết định Nút mạch U gan vỡ cầm máu.

Sau khi nút mạch cầm máu.

Sau khi bệnh nhân được nút mạch cầm máu, bệnh nhân được theo dõi về sinh hiệu, công thức máu. Sau 2 ngày, bệnh nhân tỉnh táo hơn, da niêm mạc bắt đầu hồng hào trở lại, bụng đỡ đau, không thấy máu mất thêm qua khối u gan vỡ. Sau can thiệp và điều trị 2 ngày người bệnh qua cơn nguy kịch.

2. Bệnh nhân thứ hai là Nguyễn Thị L. (78 tuổi, trú xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã phát hiện Viêm Gan B virus man, ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) trên nền xơ gan cách đây 01 năm, nhưng không tuân thủ theo dõi và điều trị.

Hình ảnh các khối u gan sau bơm thuốc nút mạch hóa chất của bệnh nhân Nguyễn Thị L.

Bệnh nhân vào Khoa Ngoại Tổng hợp với triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, mệt mỏi, chán ăn, không ngon miệng, số lượng tiểu cầu thấp (122 K/uL), dấu ấn sinh học AFP (2848,48 ng/mL), chức năng gan Child B, chụp CT scan ổ bụng phát hiện nhiều khối U gan nằm ở cả 2 thùy gan (chủ yếu thùy trái).

Chụp kiểm tra trước khi hoàn thành nút mạch u gan.

Bệnh nhân đã được chẩn đoán: HCC gan đa ổ/ Xơ gan Child B và lên kế hoạch điều trị bằng phương pháp Nút mạch hóa chất U gan (TACE). Sau điều trị bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn, đã được ra viện và tiếp tục theo dõi theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

Sau can thiệp và điều trị 2 ngày bệnh nhân L. đã qua cơn nguy kịch.

Có thể thấy, nếu người dân không được tầm soát, điều trị tốt về vấn đề nhiễm Virus viêm gan B thì hệ lụy có nó mang lại rất nặng nề. Chính vì vậy, để tránh được hệ quả Ung thư gan, chúng tôi khuyến cáo người dân: Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ, siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,…. 

Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tiêu hóa- Gan mật tụy, cùng hệ thống máy móc hiện đại, chúng tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp để điều trị Ung thư gan cho bệnh nhân. Đặt biệt ứng dụng phương pháp Nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của những người bệnh, kéo dài tỷ lệ, thời gian sống còn, mang lại cuộc sống khỏe mạnh, vui tươi hơn cho từng người dân.

Chuyên môn chia sẻ bởi Bác sĩ Nguyễn Phước Trưởng – Khoa Ngoại tổng hợp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 09 : 19