• 1_c57acc4ca4
  • z3829789334821_3f23f8529ceecf0b7f7575ee0785101f_90c3caa467
  • z3829789352676_7e64d339ad8a31faeb9a6f4bb28fd89b_2862a361d7
  • z3829789200655_1c1d43bf83adf8e990122f3a4a06324f_2f4d5b1eee
  • z3829789371200_0e4d040a8cd40032f309eb9fc6b7a68f_06931c5dea
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đái tháo đường thai kỳ: Những nguy cơ mẹ bầu cần biết

Đái tháo đường thai kỳ: Những nguy cơ mẹ bầu cần biết

 

Thông tin chuyên môn do ThS.BS.Trác Hoài Hải-Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam chia sẻ.

Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát lượng đường huyết kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

  1. Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ:

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ thường có những biểu hiện không rõ ràng. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh bằng phương pháp xét nghiệm trong các buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, mẹ bầu có biểu hiện bất thường như sau: 

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày .

- Mẹ bầu thèm ăn nhiều hơn. 

- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.

- Vùng kín dễ nhiễm nấm, có cảm giác ngứa ngáy. 

- Những vết thương, vết trầy xước khó lành hơn bình thường. 

- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt, khát nước liên tục. 

  1. Ai là người dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Tất cả các phụ nữ đều có nguy cơ mắc ĐTĐTK. Tuy nhiên nếu thai phụ thuộc một hay nhiều trường hợp dưới đây thì nguy cơ ĐTĐ thai kỳ cao hơn:

- Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai

- Đã mắc ĐTĐ thai kỳ ở thai kỳ trước.

- Tiền căn sinh con to trên 4000 gam, thai lưu ở 3 tháng cuối, sảy thai liên tiếp hoặc thai dị tật bẩm sinh.

- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc cơ thể có tình trạng đề kháng insulin.

- Có bệnh nội khoa mạn tính như tăng huyết áp, tim mạch, tăng cholesterol máu…

- Gia đình có thành viên mắc đái tháo đường.

  1. Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?
  • Ảnh hưởng lên mẹ: Thai phụ mắc ĐTĐTK có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường.

- Tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non.

- Mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiền sản giật và thường phải mổ lấy thai.

- Tăng huyết áp trong thai kỳ.

- Đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận.

- Có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 sau sinh và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch.

  • Ảnh hưởng lên thai nhi:

- Tăng nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh

- Ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi. Nguy cơ chậm tăng trưởng trong 3 tháng đầu, tăng trưởng quá mức vào 3 tháng cuối.

- Dị tật bẩm sinh

- Tử vong ngay sau sinh

- Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.

- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

  1. Khi nào cần đi khám để phát hiện ĐTĐTK?

Thông thường, với những mẹ bầu có yếu tố nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường cần được thực hiện ở lần khám thai đầu tiên. Nhưng với những trường hợp không có yếu tố nguy cơ thì nên làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 24 đến 28. Lưu ý, mẹ bầu nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm. 

  1.  Phương pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ

Nếu mắc đái tháo đường trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần được điều trị sớm để ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý trong giai đoạn thai kỳ:

- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, bao gồm những bữa chính và bữa phụ. 

- Nên ăn đa dạng thực phẩm.

- Ưu tiên nhiều chất xơ và thực phẩm có chứa carbs như ngũ cốc, gạo lứt, yến mạch,..

- Trong những bữa ăn nhẹ, mẹ bầu không nên lựa chọn bánh quy hay bánh ngọt mà nên lựa chọn các loại trái cây, sữa chua, rau củ. Lưu ý, khẩu phần ăn phù hợp, không nên ăn quá nhiều. 

- Hạn chế ăn chất béo, những thực phẩm nhiều dầu mỡ. 

- Tập thể dục nếu có sự cho phép của bác sĩ: Mẹ bầu chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,…để góp phần kiểm soát đường huyết sau ăn.

- Đặc biệt tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

ThS.BS.Trác Hoài Hải-Khoa Nội tim mạch


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 103
Tháng 11 : 23